Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Du lịch sáng tạo

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Kim Môn mang đậm chất lịch sử

Kim Môn nằm ven biển Đông Nam Phúc Kiến, tuy chỉ là hòn đảo nhỏ bé nằm đơn lẻ ngoài biển, nhưng đã hội tụ nền nhân văn qua nhiều niên đại lịch sử, ấp ủ lịch sử nhân văn phong phú và đột phá, giữ lại rất nhiều sử tích nhân văn và kiến trúc truyền thống; Trong chiến sử cận đại, đã trải qua nhiều cuộc chiến dịch như đại chiến Cổ Ninh Đầu, chiến dịch nã pháo 823, chiến dịch nã pháo 93, lưu giữ lại rất nhiều khu tưởng niệm sử tích chiến dịch tiêu biểu. Do bởi thực thi chế độ phục vụ chiến địa trường kỳ, nên đã bảo tồn được hệ thống sinh thái tự nhiên tương đối hoàn chỉnh và đặc biệt. Vì thế, năm 1995 thành lập Phòng quản lý Công viên quốc gia Kim Môn (dưới đây gọi tắt là Phòng quản lý Kim Môn), thể hiện rõ nét đặc sắc của tổng thể môi trường về sử tích chiến dịch, văn hóa và cảnh quan sinh thái tại khu vực Kim Môn.

Ngoài ra, do Kim Môn nằm ở mép tuyến cô lập duyên hải Đại Lục, vị trí địa lý này vừa vặn là tuyến đường chủ yếu di cư Nam Bắc của chim di trú, cộng thêm môi trường tự nhiên phì nhiêu, nguồn tài nguyên thức ăn phong phú, và ít sự can thiệp của con người, vì thế hàng năm đều thu hút lượng lớn các loài chim tới đây sinh sôi, trú đông và dừng chân quá cảnh.

Nhà bảo tàng Lịch sử Trận chiến Hồ Tĩnh Đầu

Nằm tại vị trí bờ biển Tây Bắc Liệt Tự, năm 1988 Bộ trưởng đại tướng Hác Bá Thôn tới thăm và quan sát Liệt Tự, xét thấy Liệt Tự là nơi từng trải qua nhiều cuộc chiến dịch, nhưng lại không có một Nhà bảo tàng lịch sử, và thế là yêu cầu thủ trưởng chỉ huy quân sự đương thời Tống Ân Lâm chuẩn bị chi phí xây dựng Nhà bảo tàng, hoàn thành công trình xây dựng vào năm 1989. Trưng bày kết hợp thủ pháp công nghệ hiện đại thể hiện diện mạo mới, nội dung trưng bày bao gồm Trạm dịch vụ thông tin, Chiến tích của chỉ huy quân đội Liệt Tự, Thiết hán hùng tư, Những năm tháng bảo vệ Kim Môn, Câu chuyện người lính – Lắng nghe tiếng nói của họ, Khu trải nghiệm Liễu Vọng. Scan các hình ảnh tư liệu thành văn bản điện tử để xử lý tài liệu trưng bày tại Nhà bảo tàng cũ, ngoài việc có thể hoàn thành chức năng lưu giữ tư liệu lịch sử chiến dịch có liên quan ra, còn thiết lập trên kho tư liệu vi tính để phục vụ du khách tra cứu tìm đọc. Ba chiếc ống nhòm viễn vọng được cập nhật tại khu Liễu Vọng, để cho du khách thấy được những thay đổi thời đại cạnh tranh cũng như hợp tác giữa hai bờ eo biển Kim Môn - Hạ Môn xưa và nay, cung cấp những trải nghiệm du lịch hoàn toàn khác lạ.

Cứ điểm L-26 Liệt Tự

Cứ điểm L-26 nằm trên đường vết xe 7,6 km Liệt Tự, phía Tây Liệt Tự kề sát hồ Tây, thời kỳ đầu cũng là một trong những điểm kiểm tra của Cục hàng hải. Trong thời kỳ hai bờ eo biển xảy ra chiến tranh, quân đội tránh để quân địch nhân cơ hội thủy triều rút xuống vào ban đêm mà đổ bộ vào bờ lên bãi biển Song Khẩu, do đó nơi này tăng cường công tác cơ cấu quân sự ven biển, gánh vác trọng trách giám sát kiểm soát các hoạt động đường thủy Liệt Hạ, đảm bảo sự yên bình ngày đêm cho người dân. Sau khi Phòng quản lý Kim Môn tiếp quản từ phía quân đội, đã tu sửa lại cơ sở hạ tầng, mở rộng nguồn tài nguyên hướng dẫn các loại súng máy nặng nhẹ, xe pháo chiến phòng v.v..., và thêm vào những câu chuyện tâm tình của tiên sinh Thạch Hoàng Hưng phòng thủ cứ điểm L-26 tại Thảo Truân - Nam Đầu và câu chuyện hoài niệm tình hữu huynh đệ tại cứ điểm, năm 2012 trùng tu mới lại, mùa xuân năm 2013 chính thức mở cửa tham quan.

Cứ điểm L-36 Liệt Tự

Cứ điểm L-36 nằm trên đường vết xe 5,5 km Liệt Tự, địa hình nằm trên vùng sụt lún của núi Hồng Sơn, vì thế có cái tên là "rãnh đất đỏ", nước mưa tập trung tại đây và đổ ra biển. Thời kỳ quân đội quản lý, tình hình chiến dịch phán đoán bãi cát này là bãi cát màu vàng mà quân địch có thể thực hiện việc đổ bộ vào bờ không chính quy, để tránh quân địch nhân cơ hội xâm nhập khi thủy triều rút xuống, nơi đây xây dựng một dãy cứ điểm. Trong cứ điểm có phòng ngủ dành cho quan binh và kho đạn dược, chủ yếu lưu trữ loại súng vũ khí nhẹ. Trong cứ điểm, theo nhu cầu kiểm soát bãi cát và kiểm tra bờ biển, thiết lập riêng 10 cổng bắn súng trường và súng máy. Phía trên của kiến trúc có bục ngắm xa và nhiều cổng bắn súng tạm thời.

Phòng quản lý Kim Môn hy vọng với việc mở cửa cứ điểm, tăng cương điểm dừng chân và tham quan bằng xe đạp ven tuyến đường vết xe Liệt Tự, nâng cao hiệu quả du lịch. Khi thời tiết đẹp, ngắm thành phố duyên hải và cảng biển Hạ Môn - Đại Lục từ xa, tàu thuyền chở khách chở hàng dân dụng tấp nập ra vào khu vực biển, hoàn toàn khác hẳn so với diện mạo thê lương thời kỳ quân quản.

Đường hầm Cửu Cung (Tứ Duy)

Đường hầm Cửu Cung, còn được gọi là đường hầm Tứ Duy, nằm giữa La Thố và Cửu Cung phía Đông Nam Liệt Tự, năm 1961 đào hầm để phục vụ vận chuyển nhân viên và bổ sung vật tư, ngày 28 tháng 12 năm 2001 chính thức mở cửa cho mọi người vào tham quan. Trong Nhà trưng bày hình ảnh vị trí tương đối giữa Kim Môn và Hạ Môn - Đại Lục, cứ điểm ngắm cảnh tiểu Kim Môn, tuyến đường bộ động thái, cảnh quan địa chất phong phú và giới thiệu đường hầm, nội dung đơn giản xúc tích, giúp cho du khách có thể hiểu rõ toàn diện về khu vực Liệt Tự.

Pháo đài Tướng Quân

Pháo đài Tướng Quân được dựng ngày 21 tháng 10 năm 1958, khi tiên sinh Tưởng Kinh Quốc cùng hai vị tướng quân là Vương Thăng và Kha Viễn Phân ngồi thuyền thành công từ Thủy Đầu đến Liệt Tự thăm hỏi khuyến khích binh sĩ phòng thủ, truyền đạt chỉ thị của cựu Tổng thống Tưởng Giới Thạch, bàn bạc với Bộ trưởng thứ 9 thiếu tướng Hác Bá Thôn về vị trí quân cơ trong tiếng súng đạn, và triệu họp Hội nghị tác chiến, là pháo đài quan trọng của quốc quân trong thời kỳ chiến dịch nã pháo 823, sau khi được Bộ Quốc phòng Kim Môn tu sửa lại năm 1980, đặt tên là "pháo đài Tướng Quân". Toàn bộ pháo đài được xây dựng kề biển, có hình chữ L, tầng dưới tổng cộng có 24 cổng bắn, hướng Bắc có thể giám sát cảng vịnh Kim Môn, hướng Nam có thể giám sát động hướng khu vực biển đường thủy Kim Liệt. Tầm nhìn tầng trên pháo đài rất rộng, có thể hỗ trợ phòng thủ bờ biển phía Tây Kim Môn. Sau khi cứ điểm này được gỡ bở, được Bộ Quốc phòng Kim Môn chuyển giao cho Phòng quản lý Công viên quốc gia Kim Môn vào tháng 02 năm 2003, sau đó tu sửa theo diện mạo vốn có, tái hiện cơ sở hạ tầng phòng thủ thời kỳ kháng chiến.

Nhà bảo tàng lịch sử chiến dịch Cổ Ninh Đầu

Nhà bảo tàng lịch sử chiến dịch Cổ Ninh Đầu nằm tại phía Tây Bắc Kim Môn, sau khi lái xe đi qua một đại lộ râm bóng, trước tiên đối diện trước mặt là bức tượng đồng chiến sĩ anh dũng cầm súng giết giặc, hai bên là những chiếc xe chiến "chú gấu Kim Môn" từng tham gia trong chiến dịch Cổ Ninh Đầu thời kỳ đó, bên trong trưng bày vũ khí chiến lợi phẩm, văn bản tác chiến, hình ảnh thủ trưởng chỉ huy tác chiến, trưng bày tranh sơn dầu cỡ lớn về tình hình chiến dịch v.v..., và cung cấp nhiều đoạn phim đa phương tiện "Đại chiến Cổ Ninh Đầu" cho du khách theo dõi, để tưởng niệm lòng dũng cảm sẵn sang ngã xuống, máu nóng tuôn rơi, tinh thần hy sinh bảo vệ Kim Môn của các tướng sĩ thời kỳ đó.

Đường hầm Trạch Sơn

Nằm tại phía Tây Nam Kim Môn, là một đường thủy phòng bị chiến dịch hình chữ A, tổng độ dài khoảng 357 mét, được đào vào năm 1963 để phục vụ nhu cầu chiến tranh, mất 3 năm mới hoàn thành, phục vụ cho tàu thuyền nhỏ chuyên chở bổ sung vào bờ thời chiến, trong hầm có xây dựng bến đỗ. Vừa bước vào trong hầm là có thể cảm nhận được sức gây sốc của nó, tựa vào lan can mới xây, nhìn về bóng đổ của đường hầm sâu, đây là công trình vĩ đại mà biết bao nhiêu con người đã phải đổ mồ hôi xương máu mới có thể xây dựng lên, là điểm tham quan không thể bỏ qua.

Vô Vong Tại Cử

Leo từ từ lên Thái Vũ Sơn, đi tới 2/3 con đường, giữa đường bạn có thể phát hiện thấy bốn chữ "Vô Vong Tại Cử" do cựu Tổng thống Tưởng Giới Thạch chấp bút trên hòn đá đứng thẳng, nâng cao tinh thần sỹ khí, phía dưới hòn đá khắc chữ có chòi Trung Hưng, bên cạnh có chòi Thái Vũ, đi tiếp xuống khoảng 5 phút theo hai hàng cây mai là có thể thấy chùa Hải Ấn, tại đây vào ngày Tết hương khói nghi ngút, dòng người vào thắp hương khá đông.

Nhà bảo tàng lịch sử chiến dịch 823

Nằm ở bên phải Dung Viên, bên trong Nhà bảo tàng có trưng bày các loại vũ khí, văn vật và hình ảnh thời kỳ chiến dịch 823, còn có "bãi chiến trấn động" có thể trải nghiệm thảm trạng kinh thiên động địa của Kim Môn và sự tích kháng chiến anh dũng của quân đội ta vào thời kỳ chiến dịch nã pháo, bên ngoài Nhà bảo tàng trưng bày máy bay, xe chiến, binh khí, xe pháo, lựu đạn v.v... từng tham gia vào cuộc chiến tranh.

Khu vực ngắm chim

Hồ Từ - Mùa đông, hồ Từ là nơi tốt nhất để ngắm chim trên toàn khu vực Kim Môn, hầu hết đại đa số các loài chim nước đều hoạt động, tìm mồi hay nghỉ chân tại đây, đặc biệt là khi thủy triều dâng cao, rất nhiều chim nước hoạt động trên khu liên triều bay vào trong hồ Từ nghỉ chân, chờ khi thủy triều rút. Rừng phi lao bên hồ cũng là nơi chủ yếu dừng chân của chim cốc, hàng năm thu hút hàng nghìn con chim cốc đến đây trú đông. Thủy vực rộng mênh mông của hồ Từ cũng là nơi nghỉ chân được yêu thích nhất của chim di trú, tới mùa quá cảnh, thường tụ tập các loài chim nước với số lượng khả quan, trong đó nhiều nhất là những loài chim họ choi choi, họ mòng biển, họ diệc.

Cửa suối Kim Sa - Suối Liêm Kim Sa, bể chứa nước Kim Sa cho tới khu chăn nuôi Điền Đôn, là một dãy thủy vực rộng xuyên từ nước ngọt đến nước mặn, kề sát bờ biển phía Bắc, là nơi rất nhiều loài chim nước đến nghỉ chân và tìm mồi. Đặc biệt là gần khu liên triều của cửa suối Kim Sa, cứ mỗi lần thủy triều rút xuống là tụ tập các loài chim nước tìm kiếm thức ăn tại đây, thậm chí sả đầu đen và hạc đen hiếm thấy cũng thường xuất hiện tại đây.

Hồ Lăng Thủy – Hồ Lăng Thủy tại Tiểu Kim Môn được hình thành bởi thủy vực rộng lớn, xung quanh cây cối um tùm, thực vật thủy sinh rậm rạp, rất ít bị con người can thiệp, hình thành một địa điểm ngắm chim yên tĩnh và tràn đầy sức sống.

Hồ Cổ Cương – Hồ Cổ Cương là hồ thiên nhiên số ít tại khu vực Kim Môn, vây quanh hồ có vườn rau, cây cối, thảm cỏ Công viên, bên ngoài có đồi dốc thoai thoải, cây rừng âm u, môi trường này đã thu hút rất nhiều loài chim nước và loài chim đất liền tụ họp. Lầu Cổ Cương còn có thể leo cao nhìn ra xa, là một địa điểm ngắm chim tĩnh lặng.

Cửa suối Ngô Giang - Cửa suối Ngô Giang và khu liên triều xung quanh là bãi cát trầm tích bùn cát, rừng cây lá đỏ rậm rạp, động vật không xương sống, động vật giáp xác, cá, tôm, sò không ngừng sinh sôi phát triển, hơn nữa gần đó rất nhiều ao hồ, thủy vực rộng rãi, vì thế trở thành nơi dừng chân được yêu thích nhất của loài chim nước, hàng năm thu hút chim trú đông và chim quá cảnh với số lượng lớn hoạt động tìm kiếm thức ăn tại đây. Bờ biển Hạ Dã là cứ điểm làm tổ của chim trảu ngực nâu. Hàng năm từ tháng 04 đến tháng 05 là mùa ngắm chim tuyệt vời nhất trong một năm của cửa suối Ngô Giang, lượng lớn đàn chim quá cảnh mùa xuân bay theo chiều gió đến đây dừng chân tạm thời rồi sau đó tiếp tục bay về phía Bắc, bất luận màu lông, số lượng, chủng loại đều là chọn lựa hàng đầu, cũng là thời điểm tốt nhất để quan sát chúng sinh sôi, thay đổi màu long vũ.

Vô Vong Tại Cử (Hình ảnh)
Vô Vong Tại Cử (Hình ảnh)

Nhà bảo tàng lịch sử chiến dịch Hồ Tĩnh Đầu (Hình ảnh)Nhà bảo tàng lịch sử chiến dịch Hồ Tĩnh Đầu (Hình ảnh)

trở lại