Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Luật Công viên Quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Luật Công viên Quốc gia

Luật Công viên Quốc gia

  1. Nội dung Điều 30 toàn văn công bố lập Lệnh số 878 / Nghĩa Tự / Đài Thống (I) (61)Tổng Thống ngày 13 tháng 06 năm 1972
  2. Nội dung Điều 6, Điều 8 công bố sửa đổi Lệnh số 09900331461 / Tổng Thống Hoa Tổng Nhất Nghĩa Tự ngày 08 tháng 12 năm 2010; Và lập thêm nội dung Điều 27-1
      1. Điều 1  Để bảo vệ phong cảnh tự nhiên, sinh vật hoang dã và di tích lịch sử đặc hữu của quốc gia, và cung cấp cho người dân giáo dục, vui chơi và nghiên cứu, đặc biệt thiết lập Luật này.
      2. Điều 2   Quản lý của Công viên quốc gia được quy định theo Luật này; Trường hợp chưa được quy định trong Luật này, sẽ áp dụng quy định tại pháp lệnh khác.
      3. Điều 3  Cơ quan Chủ quản của Công viên quốc gia là Bộ Nội chính.
      4. Điều 4  Bộ Nội chính có quyền chọn lập, thay đổi hoặc hủy bỏ khu vực Công viên quốc gia hoặc thẩm hạch kế hoạch Công viên quốc gia, thiết lập Ủy ban Kế hoạch Công viên Quốc gia, Ủy viên không cấp chức vụ.
      5. Điều 5  Công viên quốc gia thiết lập Phòng Quản lý, Quy tắc chung của Tổ chức sẽ được quy định riêng.
      6. Điều 6  Tiêu chuẩn cơ bản chọn Công viên quốc gia như sau:
        1. Có cảnh quan đặc biệt, hoặc hệ thống sinh thái quan trọng, vùng đất có nhiều sinh vật đa dạng phong phú, đủ để đại diện cho di sản tự nhiên quốc gia.
        2. Có di sản văn hóa và di tích lịch sử quan trọng, môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa văn hóa giáo dục phong phú, đủ để bồi dưỡng tình cảm người dân, vv cần được quốc gia bảo tồn trong thời gian dài.
        3. Có nguồn tài nguyên giáo dục và vui chơi thiên nhiên, diện mạo đặc biệt, đủ để vun đắp tinh thần, cung cấp nơi tham quan, ngắm cảnh, vui chơi cho người dân.
         
        Phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản chọn lựa của mục trước mà mức độ phong phú của nguồn tài nguyên hoặc quy mô diện tích nhỏ, thì Cơ quan có thẩm quyền có thể chọn làm Công viên tự nhiên quốc gia.

        Công viên quốc gia và Công viên tự nhiên quốc gia được chọn căn cứ theo mục 2 trên, Cơ quan có thẩm quyền sẽ phân loại dựa trên thuộc tính vu loại hình bảo tồn hoặc giải trí khác nhau theo “Nguyên tắc kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng".
      7. Điều 7  Việc thiết lập, loại bỏ và phân chia khu vực, thay đổi của Công viên quốc gia, sẽ do Bộ Nội chính báo cáo lên Viện Hành chính để hạch định.
      8. Điều 8   Từ ngữ sử dụng trong Luật này, được định nghĩa như sau:
        1. Công viên Quốc gia: Là khu vực được Cơ quan có thẩm quyền quy hoạch theo quy định dựa trên Bộ luật này, để bảo tồn bền vững cảnh quan đặc biệt và hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và đa nguyên văn hóa, đồng thời phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu và giải trí.
        2. Công viên tự nhiên quốc gia: Là khu vực được Cơ quan có thẩm quyền quy hoạch theo quy định dựa trên Bộ luật này, phùphợp với tiêu chuẩn cơ bản chọn Công viên quốc gia, và có độ tài nguyên thiên nhiên phong phú và quy mô diện tích tương đối nhỏ.
        3. Kế hoạch Công viên quốc gia: Là kế hoạch mang tính tổng hợp cần thiết đối với việc quản lý các hoạt động như bảo vệ, tận dụng và phát triển cho toàn bộ khuôn viên Công viên quốc gia.
        4. Kế hoạch Công viên tự nhiên quốc gia: Là kế hoạch mang tính tổng hợp cần thiết đối với việc quản lý các hoạt động như bảo vệ, tận dụng và phát triển cho toàn bộ khuôn viên Công viên tự nhiên quốc gia.
        5. Sự nghiệp Công viên quốc gia: Là những nghiệp vụ được thiết lập mới theo quyết định của Kế hoạch Công viên quốc gia, có lợi cho việc phục vụ giáo dục, vui chơi, du lịch sinh thái và bảo vệ nguồn tài nguyên Công viên.
        6. Khu quản lý nói chung: Là khu vực trong khuôn viên Công viên quốc gia không thuộc bất kì phân khu đất và thuỷ vực nào, bao gồm thôn làng nhỏ vốn có, và khu vực được phép tận dụng sinh thái đất nguyên thuỷ, thuỷ vực.
        7. Khu tham quangiải trí: Là khu vực được phép xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giáo dục và tận dụng nguồn tài nguyên có giới hạn, thích hợp cho các hoạt động dạy học, dã ngoại ngoài trời.
        8. Khu bảo tồn di tích lịch sử: Là khu vực quy hoạch để bảo tồn kiến trúc lịch sử quan trọng, khu tưởng niệm, thôn làng , di tích lịch sử, di chỉ, cổ vật, cảnh quan văn hoá, được người dân tộc bản địa coi là khu mộ Tổ tiên, khu tế lễ, khu đất khởi nguồn, khu bộ lạc xưa, di tích lịch sử, di tích cổ vv.., dựa trên phong tục sinh hoạt văn hoá của họ để thực hiện việc quản lý.
        9. Khu cảnh quan đặc biệt: Là khu vực cảnh quan địa lý tự nhiên đặc biệt không thể tái tạo bằng sức người, mà hạn chế nghiêm khắc hành vi khai thác.
        10. Khu bảo vệ sinh thái: Là khu vực bảo tồn hoặc nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái, cần bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái tự nhiên và môi trường sống của sinh vật.
      9. Điều 9  Đất công cộng cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch Công viên quốc gia trong khu vực Công viên quốc gia, có thể đăng ký sử dụng theo quy định pháp luật.

        Đất sở hữu riêng trong khuôn viên tại mục trước, trên nguyên tắc không cản trở kế hoạch Công viên quốc gia, cho phép lưu giữ để sử dụng như ban đầu. Nhưng khi cần đất sở hữu riêng để thực hiện kế hoạch Công viên quốc gia, thì có thể chưng thu theo quy định pháp luật.
      10. Điều 10 Để phân giới khu vực Công viên quốc gia, thiết lập hoặc thay đổi kế hoạch Công viên quốc gia, Bộ Nội chính hoặc Cơ quan ủy thác của mình có thể phái nhân viên vào trong đất công cộng, đất sở hữu riêng để thực hiện công tác xem xét kiểm tra hoặc đo lường. Nhưng phải thông báo trước cho người sở hữu đất hoặc người sử dụng đất.

        Nếu việc xem xét kiểm tra hoặc đo lượng tại mục trước khiến cho cây trồng nông nghiệp, cây cối hoặc chướng ngại vật khác của người sở hữu đất hoặc người sử dụng đất bị tổn thất, thì phải thực hiện bồi thường; Số tiền bồi thường do hành vi đó, sẽ được hai bên thỏa thuận, nếu thỏa thuận không đạt kết quả, thì sẽ do Cơ quan cấp trên hạch định.
      11. Điều 11 Sự nghiệp Công viên quốc gia, do Bộ Nội chính quyết định theo kế hoạch Công viên quốc gia.

        Sự nghiệp nêu tại mục trước, do Cơ quan Chủ quản Công viên quốc gia thực hiện; Khi cần thiết, có thể được Chính quyền địa phương hoặc Cơ sở sự nghiệp hoặc Đoàn thể nhà nước, tư nhân được Cơ quan Chủ quản Công viên quốc gia hạch chuẩn, tiến hành đầu tư kinh doanh dưới sự giám sát của Phòng Quản lý Công viên Quốc gia.
      12. Điều 12Công viên quốc gia có thể phân chia thành các khu vực sau để quản lý dựa theo hình thái tận dụng đất vốn có và đặc tính nguồn tài nguyên:
        1. Khu kiểm soát nói chung.
        2. Khu tham quan du lịch.
        3. Khu bảo tồn di tích lịch sử.
        4. Khu cảnh quan đặc biệt.
        5. Khu bảo vệ sinh thái.
      13. Điều 13 Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong khuôn viên Công viên quốc gia:
        1. Đốt cháy cây cỏ hoặc đốt lửa dọn mặt bằng.
        2. Săn bắn động vật hoặc đánh bắt cá.
        3. Làm ô nhiễm nguồn nước hoặc không khí.
        4. Hái ngắt cây cối hoa lá.
        5. Khắc ghi chữ viết hoặc vẽ hình lên thân cây, đá thạch và bảng đánh dấu.
        6. Vứt bỏ vỏ hoa quả, mạt giấy hoặc chất thải khác tùy ý.
        7. Lái xe vào nơi ngoài khu vực được quy định.
        8. Các hành vi khác bị Cơ quan Chủ quản Công viên quốc gia nghiêm cấm.
      14. Điều 14 Trong khu kiểm soát nói chung và khu tham quan du lịch, được Phòng Quản lý Công viên quốc gia cho phép, thì có thể thực hiện những hành vi sau:
        1. Xây dựng hoặc tháo gỡ công trình kiến trúc công cộng, kiến trúc sở hữu riêng hoặc cầu, đường.
        2. Ngăn chặn, đổi hướng đường hoặc mở rộng mặt nước, đường thủy.
        3. Khai thác khoáng sản hoặc đất đá.
        4. Khai hoang hoặc thay đổi sử dụng đất.
        5. Câu cá hoặc chăn thả gia súc.
        6. Xây dựng các thiết bị vận chuyển cơ khí hóa như cáp treo.
        7. Tận dụng nguồn suối nước nóng.
        8. Lắp đặt biển quảng cáo, bảng hiệu hoặc những đồ vật tương tự.
        9. Thiết bị công xưởng vốn có cần mở rộng hoặc tăng thêm hoặc thay đổi sử dụng.
        10. Những hạng mục khác cần phải được Cơ quan Chủ quản cho phép.
         
        Những hạng mục được cho phép tại mục trước, trường hợp thuộc phạm vi mở rộng hoặc tính chất đặc biệt quan trọng, thì Phòng Quản lý Công viên Quốc gia phải thông báo yêu cầu Bộ Nội chính hạch chuẩn, và được Bộ Nội chính thông báo cho các Cơ quan Chủ quản sự nghiệp đó thẩm tra thảo luận để thực hiện.
      15. Điều 15 Những hành vi được liệt kê sau đây trong khu bảo tồn di tích lịch sử, phải được Bộ Nội chính cho phép trước:
        1. Tu sửa cổ vật, di tích lịch sử.
        2. Tu sửa hoặc tái xây dựng kiến trúc vốn có.
        3. Thay đổi nhân tạo địa hình, địa vật vốn có.
      16. Điều 16 Những hạng mục được cho phép tại Điều 14, trong khu bảo tồn di tích lịch sử, khu cảnh quan đặc biệt hoặc khu bảo vệ sinh thái, ngoại trừ trường hợp được cho phép tại khoản 1 và khoản 6 mục 1 ra, đều phải bị nghiêm cấm.
      17. Điều 17 Trong khu cảnh quan đặc biệt và khu bảo vệ sinh thái, do nhu cầu đặc biệt, sau khi đã được Phòng Quản lý Công viên Quốc gia cho phép, thì có thể tiến hành các hành vi sau đây:
        1. Đưa vào các động thực vật bên ngoài.
        2. Thu thập mẫu ép khô.
        3. Sử dụng thuốc trừ sâu.
      18. Điều 18 Khu bảo vệ sinh thái phải ưu tiên thiết lập bên trong khu đất công cộng, trong khu vực này nghiêm cấm thu thập mẫu ép khô, sử dụng thuộc trừ sâu và xây dựng mọi cơ sở hạ tầng nhân tạo.

        Nhưng để đáp ứng nhu cầu đặc biệt cho việc cung cấp nghiên cứu học thuật hoặc an toàn công cộng và quản lý Công viên, trường hợp được Bộ Nội chính cho phép, thì không thuộc phạm vi này.
      19. Điều 19 Trường hợp đi vào khu bảo vệ sinh thái, phải được Phòng Quản lý Công viên Quốc gia cho phép.
      20. Điều 20 Nguồn tài nguyên nước và khai thác khoáng san trong khu cảnh quan đặc biệt và khu bảo vệ sinh thái, phải được Ủy ban Kế hoạch Công viên Quốc gia thẩm tra đánh giá, sau đó Bộ Nội chính trình lên yêu cầu Viện Hành chính hạch chuẩn.
      21. Điều 21 Cơ sở học thuật được phép tiến hành nghiên cứu khoa học trong khu vực Công viên quốc gia. Nhưng trước tiên phải gửi kế hoạch nghiên cứ xin phép Phòng Quản lý Công viên Quốc gia đồng ý.
      22. Điều 22 Để phát huy chức năng giáo dục của Công viên quốc gia, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia phải sắp xếp nhân viên chuyên nghiệp giải thích cảnh vật thiên nhiên và di tích lịch sử tùy theo nhu cầu thực tế, và cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng cần thiết.
      23. Điều 23 Các chi phí cần thiết cho sự nghiệp của Công viên quốc gia, khi Chính phủ thực hiện, sẽ do kho bạc nhà nước gánh vác; Khi Cơ sở Sự nghiệp Quốc doanh hoặc Đoàn thể Nhà nước và tư nhân kinh doanh, sẽ do người kinh doanh đó gánh vác.

        Việc gánh vác chi phí cần thiết cho sự nghiệp Công viên quốc gia do Chính phủ thực hiện, sau khi được Ủy ban Kế hoạch Công viên Quốc gia thẩm tra đánh giá, sẽ do Bộ Nội chính trình lên yêu cầu Viện Hành chính hạch định.

        Bộ Nội chính có thể tiếp nhận tài sản và đất đai do cá nhân hoặc Đoàn thể quyên tặng cho phát triển Công viên quốc gia.
      24. Điều 24 Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13, xử phạt hình sự dưới 6 tháng tù giam, tạm giam hoặc phạt tiền 1000 Đài tệ trở xuống.
      25. Điều 25 Trường hợp vi phạm một trong các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13, khoản 1 đến khoản 4, khoản 6, khoản 9 mục 1 Điều 14, Điều 16, Điều 17 hoặc Điều 18, xử phạt tiền hành chính 1000 Đài tệ trở xuống; Trường hợp tình tiết nghiêm trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng, xử phạt hình sự dưới 1 năm tù giam, tạm giam hoặc phạt tiền 1000 Đài tệ trở xuống.
      26. Điều 26 Trường hợp vi phạm một trong các quy định tại khoản 4 đến khoản 8 Điều 13, khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 10 mục 1 Điều 14 hoặc Điều 19, xử phạt tiền hành chính 1000 Đài tệ trở xuống.
      27. Điều 27Trường hợp vi phạm quy định Luật này, đã bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 đến Điều 26, thì một phần thiệt hại phải khôi phục về trạng thái ban đầu; Trường hợp không thể khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc việc khôi phục rõ ràng có khó khăn lớn, thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.

        Trường hợp có nghĩa vụ khôi phục về trạng thái ban đầu tại mục trước mà không thực hiện, thì Phòng Quản lý Công viên Quốc gia lệnh cho người thứ ba thực hiện thay, và chưng thu chi phí với người có nghĩa vụ thực hiện.
      28. Điều 27-1Việc thay đổi, quản lý và xử phạt hành vi vi phạm của Công viên tự nhiên quốc gia, thì áp dụng quy định của Công viên quốc gia.
      29. Điều 28  Khu vực thi hành Luật này, do Viện Hành chính mệnh lệnh thiết lập.
      30. Điều 29 Quy tắc chi tiết thực thi Luật này, do Bộ Nội chính soạn thảo thiết lập, thông báo yêu cầu Viện Hành chính hạch định.
      31. Điều 30 Luật này sẽ được thực thi kể từ ngày công bố.
trở lại