Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Dương Minh Sơn Công viên quốc gia

Điện thoại:(02) 28613601-6
Fax:(02) 28611504
Địa chỉ: Số 1-20, đường Hồ Trúc Tử, Dương Minh Sơn, thành phố Đài Bắc, 11292
Trang web Công viên quốc gia Dương Minh Sơn

Công viên quốc gia Dương Minh Sơn - Biển mây Đại Truân (hình: Yeh, Shih-Hsian) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Dương Minh Sơn - Biển mây Đại Truân
(hình: Yeh, Shih-Hsian) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Dương Minh Sơn nằm tại vị trí phía Bắc Đài Loan, được thành lập vào năm 1985, diện tích 11.338 hecta, khu vực này được biết đến với diện mạo địa hình núi lửa độc đáo, quần núi chính là quần núi Đại Truân, với nhiều cảnh quan tươi đẹp như miệng núi lửa bao quanh phía bên trong, miệng núi phun khí lưu huỳnh, địa nhiệt và suối nước nóng v.v..., là Công viên quốc gia với địa hình núi lửa lưu giữ rất hoàn chỉnh.

Công viên quốc gia Dương Minh Sơn do bị ảnh hưởng bởi vĩ độ và mực nước biển, khí hậu chia thành khu khí hậu cận nhiệt đới và khu khí hậu ôn đới ấm, hơn nữa khí hậu gió mùa rất rõ rệt, bởi vậy, nguồn tài nguyên theo mùa, cảnh sắc thay đổi phong phú, nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều nét đa dạng, chính là đặc điểm của Công viên quốc gia Dương Minh Sơn. Vào đầu xuân, hoa đỗ quyên sặc sỡ và mầm non xanh của lá phong trang điểm cho Dương Minh Sơn thêm phần tươi đẹp, đầy màu sắc và tràn đầy sức sống; Vào mùa hè, sau cơn mưa trời trở sáng, thảo nguyên Kình Thiên Cương dường như tràn ngập trong hương thơm ngát của cỏ xanh; Khi mùa thu đến, núi Đại Truân, núi Thất Tinh cho đến vành đai Kình Thiên Cương, cỏ chè vè đu đưa theo gió, và những cánh hoa màu đỏ nở rộ, đan xen thành một bức tranh "Màu thu Đại Truân" nổi tiếng; Cho tới mùa đông lạnh lẽo cuối năm, do ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc, khu núi thường xuyên có những đợt gió lạnh và mưa phùn phấp phới, sương mù bủa vây, tạo thành một cảnh đẹp hữu tình nên thơ. Khác với các Công viên quốc gia khác, không chỉ có địa hình núi lửa, khí hậu gió mùa, Công viên quốc gia Dương Minh Sơn còn có vị trí gần thành phố Đài Bắc với mật độ dân số cao, vùng núi non xanh nước biếc này cũng đã đóng vai trò quan trọng là "Công viên quốc gia đô hội".

Hoạt động núi lửa

Hoạt động núi lửa của Bắc Đài Loan là mảng biển Philippine ẩn dưới mảng đại lục Âu-Á, mảng ẩn được hình thành do sự phun trào và tích tụ sau khi nóng chảy của mặt đất ở nhiệt độ cao. Hoạt động núi lửa của khu vực này đã tiếp tục hơn 2 triệu năm, tổng cộng hình thành nên 20 mấy ngọn núi lửa, sau khi núi Sa Mạo xuất hiện vào khoảng 2 trăm nghìn năm trước, hoạt động phun trào này mới ngừng lại, địa hình núi lửa hiện tại đều là di tích của hoạt động núi lửa về sau này, bao gồm thể núi lửa hình nón, hình chuông, miệng núi lửa, hồ miệng núi lửa, hồ đập chắn, suối nước nóng và lỗ phun khí lưu huỳnh.

Ngọn núi cao nhất trong khuôn viên là núi Thất Tinh (mốc độ cao 1.120 mét) là một ngọn núi lửa hình nón điển hình, được hình thành từ dòng dung nham phun trào từ núi lửa và sự tích tụ giao nhau giữa các mảnh vụn núi lửa; Đại diện cho ngọn núi lửa hình chuông là núi Sa Mạo, được hình thành từ dòng dung nham dính đặc hơn và tích tụ với tốc độ rất chậm. Còn suối nước nóng địa nhiệt trào ra từ khe nứt đoạn tầng, là nét đặc sắc địa chất của khu vực này, chủ yếu phân bố tại các khu vực Đại Huỳnh Chủy, Đại Dầu Khanh, Tiểu Dầu Khanh, Mã Tào v.v...

Địa hình, địa chất

Sự chênh lệch về mực nước biển của Công viên quốc gia Dương Minh Sơn không quá lớn giống như các Công viên quốc gia địa hình núi đồi, độ cao ở khoảng 800 mét đến 1.200 mét, song địa thế gập ghềnh vẫn rất lớn, các loại địa hình dãy núi, vực suối, sông hồ, thác nước, đỉnh núi bằng phẳng, lưu vực đan xen lẫn nhau, cho thấy sự thay đổi cảnh quan phong phú. Dòng suối của khu vực này chủ yếu chảy tỏa ra bốn hướng theo địa hình núi, dòng suối dốc nghiêng dựng đứng, ngắn và gấp, đặc biệt rất nhiều thác nước, hẻm núi, thác nước nổi tiếng có thác nước Quyên Tơ, thác nước Đại Truân, thác nước Phong Lâm v.v... Do bởi tác dụng phun trào của núi lửa, các khối nham núi lửa tích tụ một lượng lớn trên nham trầm tích, địa chất núi lửa chủ yếu là nham An Sơn.

Thực vật, động vật

Khu vực này bị ảnh hưởng bởi tính chất hóa học của khối nham núi lửa và lượng mưa, thổ nhưỡng có tính axit mạnh, hơn nữa lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mãnh liệt và khí hậu vi địa hình, khiến cho nhiệt độ thấp hơn rõ ràng, thảm thực vật có hiện tượng phân bố giảm dần đến mực nước biển thấp do tăng vĩ độ. Những yếu tố này đều khiến cho tổ chức thực vật nơi đây khác với các khu vực cùng vĩ độ khác, một số loài phân bố tại mực nước biển vừa, có thể thấy phổ biến trong khuôn viên, ví dụ cây côn lan, gỗ mã túy Đài Loan v.v..., vành dai nhóm thực vật có thể chia làm rừng mưa gió mùa cận nhiệt đới, rừng lá rộng thường xanh ôn đới và thảo nguyên dãy núi thấp.

Về mặt thực vật, thực vật có mạch tổng cộng có 1.360 loài, trong đó nổi tiếng nhất là thủy cửu Đài Loan ở hồ Mộng Hoan, nó là loài dương xỉ sinh trưởng dưới nước đặc hữu của Đài Loan, các thực vật mang tính đại diện khác như chuông ngạc mộc, chưởng phong túc Đài Loan, bát giác liên, kim tuyến liên Đài Loan, đỗ quyên hồng tinh, hoa tứ chiếu v.v..., đều là những loài đặc hữu và hiếm gặp. Bươm bướm trong khu vực này có 168 loài, hành lang hoa ngắm bướm nổi tiếng nhất Bắc Đài Loan chính tại núi Đại Truân, tháng 05 đến tháng 08 hàng năm là mua ngắm bươm bướm, chủ yếu là họ bướm phượng, họ bướm đốm và họ bướm chân ngắn. Chim muông trong khuôn viên có 122 loài, do bởi khả năng tiếp cận cao, dễ ngắm nhìn, mà trở thành cứ điểm ngắm chim quan trọng tại khu vực phía Bắc.

Di tích nhân văn

Tên cũ của Dương Minh Sơn là Thảo Sơn, do bởi nằm sát lưu vực Đài Bắc, lịch sử khai thác rất sớm, trải qua sự gột rửa của nhiều nhóm dân tộc với nền văn hóa khác nhau như tộc Ketagalan, người Hán, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, đã để lại dấu vết văn hóa mang tính đa dạng, đáng được chúng ta tiến thêm một bước khám phá và trân trọng bảo tồn.

Di tích lịch sử nhân văn quan trọng có lịch sử khai thác mỏ lưu huỳnh, đường mòn Ngư Lộ của núi Đại Truân. Lưu huỳnh là khoáng chất được phát hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi tại Đài Loan, do bởi có giá trị kinh tế cực lớn, do đó đã trở thành sản phẩm thương mại quan trọng. Thời kỳ Hà Lan chiếm đóng, đã có ghi chép giao dịch sản lượng năm vạn đam (khoảng 1 triệu kg), năm 1697 sông Uất Vĩnh cũng từng tích cực thu thập tiêu thụ cho Trung Quốc, người Nhật Bản áp dụng cơ chế cho phép thu thập và tự do mua bán đối với mỏ lưu huỳnh. Vào thời kỳ hoàng kim, tổng cộng có 27 khu mỏ gần núi Đại Truân. Từ "đại lộ" trong ngạn ngôn "gió Thảo Sơn, mưa hồ Trúc Tử, đại lộ Kim Bao Lý" nghĩa là "đường Ngư Tử" mà ngư dân gánh hàng qua lại giữa Kim Sơn và Sỹ Lâm xưa, con đường cổ này ngoài việc thể hiện diện mạo đời sống xã hội của nông ngư dân thời xưa ra, nó còn là đường đi bộ lý tưởng cho du lịch sinh thái, quan sát thiên nhiên.

Nơi tọa lạc của 20 ngọn núi lửa, khiến cho Công viên quốc gia Dương Minh Sơn dù cách mực nước biển không cao, nhưng có thể xếp ngang hàng với các Công viên quốc gia núi cao, hoạt động núi lửa 2 triệu năm, đã ngừng hoạt động vào 2 trăm nghìn năm trước, ngọn núi Sa Mạo với đỉnh núi tròn tròn, là kiệt tác cuối cùng của nó. Bạn có muốn cảm nhận một chút nhiệt độ tàn dư của núi lửa không? Địa nhiệt bất tận tại khu vực này, trào ra từ khe nứt đoạn tầng, miệng mỏ lưu huỳnh màu vàng tươi nhả ra vòng khói vào mọi lúc, điều quan trọng hơn nữa, đó là suối nước nóng dễ chịu chảy ra từ Dương Minh Sơn.

Trong khuôn viên hiện đã thiết lập 3 khu bảo vệ sinh thái, bao gồm hồ Mộng Hoan, núi Huỳnh Chủy và hầm Lộc Giác, trú trọng vào việc bảo vệ môi trường sống và phục hồi sinh sản của các giống sinh vật, ngoài sinh thái địa hình đặc biệt vô cùng quý giá ra, Công viên còn mang trọng trách điều tiết không gian giải trí của người thành phố tại Bắc Đài Loan, phong cảnh mỹ miều ven đường đi bộ cổ trong khuôn viên, thác nước hồ nhỏ trong vắt hữu tình. Hàng năm cứ đến mùa hoa đầu xuân, những bông hoa đỗ quyên nở rộ khắp vùng núi, mây mù vây quanh, hiện lên một cảm giác tươi đẹp thơ mộng, dệt thành vườn giải trí ngao du mỹ lệ cho du khách thành phố, đó cũng là bí quyết thu hút hàng chục triệu du khách đến với Công viên quốc gia Dương Minh Sơn hàng năm.

Ngọc Sơn Công viên quốc gia

Điện thoại:(049)2773121
Fax:(049)2775466
Địa chỉ: Số 515, đoạn 1, đường Trung Sơn, xã Thủy Lý, huyện Nam Đầu 55344
Trang web Công viên quốc gia Ngọc Sơn

Công viên quốc gia Ngọc Sơn – Cổ bách thường xanh (hình: Li, Mian-Lang) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Ngọc Sơn – Cổ bách thường xanh
(hình: Li, Mian-Lang) (Hình ảnh)

Khu vực này không chỉ có núi cao, mà còn có kết cấu địa tầng cổ kính và địa hình vực sâu, vách đá, hẻm núi hùng vĩ, với điều kiện lượng mưa phong phú, rừng cây rậm rạp, đã trở thành cái nôi của 3 hệ nước lớn Đài Loan. Ngoài ra, sinh thái của Công viên quốc gia Ngọc Sơn, chịu ảnh hưởng của địa thế cực đoan vực thẳm núi cao, tạo thành vành đai nhóm thực vật và môi trường sống của các loài động vật khác nhau theo thiều dọc, bao gồm cả các cảnh quan từ vành đai cận nhiệt đới cho đến vành đai cận hàn đều hiện hữu tại đây, đi một chuyến đến nơi này cũng như đi vào Đài Loan nguyên thủy phiên bản thu nhỏ.

Ngoài ra, khu vực này còn có di tích lịch sử cấp 1— đường cổ Bát Thông Quan, con đường này là cột mốc quan trọng từ thời kỳ Chính phủ nhà Thanh xây dựng Đài Loan từ chỗ tẩy chay tiêu cực chuyển thành khai thác tích cực. Cho tới thời kỳ Nhật trị, mở ra 2 con đường an toàn, là sản vật của chính sách quản lý người dân tộc bản địa Đài Loan của người Nhật Bản, kể về sự tích lịch sử anh hùng dũng cảm kháng chiến chống Nhật 18 năm của tộc người Bunun.

Ngọn núi chính Ngọc Sơn mốc cao 3.952 mét kiêu hãnh trong quần núi đồ sộ

Công viên quốc gia Ngọc Sơn lấy tên là Ngọc Sơn, ngọn núi này nhô lên do sự va chạm giữa mảng đại lục Âu-Á và mảng biển Philippine, dãy núi chính hiện lên hình chữ thập, điểm giao của hình chữ thập chính là ngọn núi chủ ở mốc cao 3.952 mét; Có 30 ngọn núi cao trên 3.000 mét và được liệt kê làm "bách nhạc Đài Loan", trong đó Đông Phong - Ngọc Sơn là ngọn núi đứng đầu trong 10 ngọn núi dốc đứng hiểm trở, núi Tú Cô Loan là ngọn núi cao hàng đầu của dãy núi trung ương, núi Quan Sơn là đỉnh núi cao nhất Đài Nam, núi Tân Khang là hàng bá đạo đệ nhất Đông Đài, những ngọn núi cao này giống như những vì sao xoay quanh mặt trăng, vây quanh và làm nổi bật núi Ngọc Sơn, và còn thể hiện khí thế của Công viên quốc gia hình núi cao.

Còn về địa hình địa chất ngoài núi cao, Công viên quốc gia Ngọc Sơn nằm giữa Đài Loan, còn địa tầng cổ kính nhất Đài Loan thì nằm phía Đông dãy núi trung ương, có khoảng 1 trăm đến 3 trăm triệu năm lịch sử. Tuy nhiên, trong khuôn viên núi Ngọc Sơn do hoạt động tạo núi rất thường xuyên, các tác dụng địa chất đoạn tầng, khớp nối, nếp gấp rất phát triển, nứt vỡ thành rất nhiều vực sâu, vực rạn nứt, địa hình đặc biệt có thể thấy được tại vực sâu lớn của động Kim Môn, nơi đây có hiện tượng sông ngòi ăn mòn mặt đất theo địa hình thay đổi khiến mặt đất lún xuống mãnh liệt và hiện tượng khu sông mực thấp vượt qua đoạt lấy khu sông mực cao ít gặp.

Khí hậu thay đổi theo chiều dọc - Trong khuôn viên có 3 hồ lớn

Công viên quốc gia Ngọc Sơn nằm trên vành đai chính giữa của Đài Loan, cách mực nước biển từ 300 mét của vực suối Laklak cho đến đỉnh núi 3.952 mét của Ngọc Sơn, độ cao chênh lệch 3.600 mét, vì thế thay đổi theo chiều dọc từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, với đặc tính khí hậu hoàn toàn khác nhau. Khu vực cách mực nước biển 3.500 mét trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm là 5°C, kỳ tuyết rơi từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, còn khu vực cách mực nước biển 2.500 mét trở lên, thì nhiệt độ bình quân hàng năm là 10°C.

Về mặt thủy văn, Công viên quốc gia Ngọc Sơn là một khu thu thập nước mưa tốt và rộng lớn, là nguồn chảy của suối Trược Thủy, suối Cao Bình, suối Tú Cô Loan thuộc các con sông lớn của miền Trung, Nam, Đông. Suối trong, núi cao, hồ rộng của người leo núi trong khuôn viên, lượng nước mưa phong phú thấm vào đất trũng, nếu phía dưới đất trũng là tầng nham không thấm nước như tầng đá phiến, sẽ tạo thành núi cao hồ rộng, như hang Đại Thủy, hồ Gia Minh của dãy núi trung ương, Thiên Trì của đường cao tốc bắt ngang phía Nam, đều thuộc dạng này.

Thực vật thuộc ba vành đai nhiệt đới, ôn đới, hàn đới phân vùng sinh trưởng

Dãy núi trong khuôn viên núi Ngọc Sơn cực kỳ gập ghềnh, đầu núi cao sừng sững xuyên vào đám mây, bị vùng đất thấp bốn phía xung quanh cô lập một cách hữu hiệu, thể hiện tác dụng cách ly với mức độ khác nhau, vì thế, tính đa dạng của các giống sinh vật thấp và tỷ lệ các loài đặc hữu cao, là nét đặc sắc lớn của sinh thái núi cao. Cộng thêm mức chênh lệch theo chiều dọc trong khuôn viên cao tới 3.600 mét, các loại rừng điển hình từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới đan xen cố định với nhau, có thể nói là hình ảnh thu nhỏ của sinh thái rừng sâu Đài Loan. Vành đai nhóm thực vật bao gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa ôn đới ấm, rừng lá kim núi ôn đới ấm, rừng lá kim núi ôn đới lạnh, rừng lá kim cận núi cao và hàn nguyên núi cao, diện tích khu vực này tuy chỉ chiếm 3% diện tích Đài Loan, song lại bao gồm hơn nửa số thực vật nguyên sinh, không thể đánh giá thấp chúng.

Không gian sinh sống quý giá của kỳ giông kỷ băng hà

>Khí hậu phân bố theo chiều dọc của núi Ngọc Sơn, khiến cho ngoại hình rừng sâu rất phong phú, thực vật trong vành đai nhóm thực vật khác nhau cạnh tranh, trải qua nhiều giai đoạn chuyển biến, kế tiếp nhau lâu dài, đã cung cấp không gian sinh sống và nguồn tài nguyên thức ăn khác nhau của các loài động vật, khiến cho sinh vật trong khuôn viên có tính đa dạng phi phàm. Khu vực này tổng cộng có khoảng 50 loài động vật có vú, trong đó gấu đen Đài Loan, dê núi bờm dài, hưu nước, sơn khương v.v... đều là những loài thực vật hình dáng lớn đáng quý; Có khoảng 151 loài chim, hầu hết bao gồm các loài chim trong rừng sâu toàn Đài Loan, gồm gà lôi, gà lôi lam mào trắng, là những loài đặc hữu của Đài Loan.

Có 18 loài bò sát, 13 loài lưỡng tính ở tầng thấp nhất của rừng sâu, loài quý hiếm hàng đầu là kỳ giông, thuộc loài cá nhưng lại có chân, đừng coi thường bề ngoài của nó, loài động vật này là họ hàng với kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, xuất hiện trên địa cầu từ thời kỳ địa chất kỷ Jura của 1 triệu 450 nghìn năm trước, là bằng chứng sống chứng minh Đài Loan trải qua kỷ băng hà.

Đường cổ Bát Thông Quan là sử tích nhân văn quan trọng

Khu vực Ngọc Sơn do địa hình núi cao, nhưng khai thác khá sớm, đã phát hiện thấy di chỉ tiền sử đồ đá và đồ sứ gần lưu vực suối Trần Hữu Lan và vùng đất Maravi, Koma của lưu vực suối Laklak, cho thấy khu vực này ít nhất đã có hoạt động của loài người vào 1000 năm trước. Nhóm tộc định cư cận đại hầu hết đều là người tộc Bunun, còn dân tộc Cou với dân số không nhiều thì cư trú tại phía Tây Nam của Ngọc Sơn. Núi Tú Cô Loan và núi Ngọc Sơn là khu vực trọng tâm của Đài Loan, dấu vết của diễn biến lịch sử, cũng phát sinh và lưu truyền tại đây. Năm 1875, Chính quyền nhà Thanh do nhu cầu khai hoang và phòng vệ biên giới, đã mở một "đường giữa" xuyên qua dãy núi trung ương, con đường quan đạo dài khoảng 152 km này, chính là "đường cổ Bát Thông Quan" hiện tại được nhà nước liệt kê làm di tích lịch sử cấp 1. Thời kỳ Nhật trị, để đàn áp người tộc Bunun, người Nhật đã mở "đường vượt ngang Bát Thông Quan", "đường vượt an toàn Quan Sơn", kiến thiết an toàn "quản lý người dân tộc bản địa" ven theo hiện nay, mặc dù không để lại là bao nhiêu, nhưng nó đã vạch ra một đoạn chú thích lịch sử cướp đoạt của thuộc dân và sự phản kháng của người dân tộc bản địa.

Núi có thể cao bao nhiêu, núi cao trong Công viên quốc gia Ngọc Sơn nhất định có thể thỏa mãn sức tưởng tượng của bạn, đỉnh núi chính của Ngọc Sơn với mốc cao 3.952 mét là địa điểm cận kề với bầu trời nhất của Đông Bắc Á, khí hậu thực sự hoàn toàn khác biệt so với vực suối Laklak thấp nhất trong khuôn viên, sự chênh lệch cao, từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, phân bố theo chiều dọc thành môi trường sinh sản khác biệt, cũng đã tạo nên tính đa dạng của các loài sinh vật và hệ sinh thái nơi đây.

Công viên quốc gia Ngọc Sơn nằm chính giữa Đài Loan, là khu vực mang tính chỉ tiêu khai hoang khai thác của loài người, đường cổ Bát Thông Quan xuyên thông các mỏm núi trước và sau trong khu vực, đường an toàn mở vào thời kỳ Nhật trị dùng để đàn áp người tộc Bunun, đều đã âm thầm ghi dấu những câu chuyện của Tổ tiên trong dãy núi rừng sâu. Vị trí trọng tâm của khu Ngọc Sơn còn có một ý nghĩa quan trọng hơn, lượng nước mưa phong phú bắt nguồn từ khu vực này, sự nuôi dưỡng của núi cao nước tuyết, chảy ra thượng lưu 3 hệ thống sông lớn Trung, Nam, Đông của Đài Loan từ trong khuôn viên núi, sau khi hấp thụ và chảy dạt không ngừng, đã tạo phúc cho vô số người dân Đài Loan, có thể nói là trái tim Đài Loan không hơn không kém.

Khẩn Đinh Công viên quốc gia

Điện thoại:(08)8861321-4
Fax:(08)8861443
Địa chỉ: Số 596, đường Khẩn Đinh, thị trấn Hằng Xuân, huyện Bình Đông 94644
Trang web Công viên quốc gia Khẩn Đinh

컨딩 국가공원-조간대의 아름다움(쑤화위 촬영)(사진)
Công viên quốc gia Khẩn Đinh – Nét đẹp khu liên triều
(hình: Su, Hua-Yu) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Khẩn Đinh nằm ở phía Bắc bán đảo Hằng Xuân, đồng thời diện tích bao gồm khu vực đất liền và khu vực biển tổng cộng 32.570,14 hecta, được thành lập vào tháng 01 năm 1984, là Công viên quốc gia đầu tiên của Đài Loan. Vị trí của nó ba mặt giáp biển, mặt Đông giáp Thái Bình Dương, bờ Nam giáp eo biển Ba Sỹ, phía Tây giáp eo biển Đài Loan, mặt Bắc nối với đồng bằng thung lũng Hằng Xuân, núi Tam Đài, phố thị Mãn Châu, suối Cảng Khẩu, suối Cửu Bằng. Chiều dài từ Nam ra Bắc khoảng 24 km, chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 24 km.

Tuyến bờ biển đặc sắc nhất của Công viên quốc gia Khẩn Đinh, luôn là thánh địa du lịch được yêu thích nhất của người dân trong nước, do bởi hoạt động vỏ trái đất hàng triệu năm nay, khiến cho đất liền và đại dương giao thoa sâu rộng, tạo nên cảnh quan địa lý kỳ lạ cho khu vực này, thế giới dưới mặt biển càng lộng lẫy sặc sỡ hơn nữa, nhiều giống cá đa dạng, san hô đa sắc thái, cũng là nét đặc sắc mang tính đại diện. Về mặt sinh thái, khí hậu nhiệt đới nuôi dưỡng nhiều loài thực vật nhiệt đới, bờ biển tràn đầy sức sống. Hàng năm từ thu chuyển sang đông, rất nhiều loài chim di cư quá cảnh, cũng khiến cho nơi đây trở thành thánh địa ngắm chim nổi tiếng. Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện nhiều di tích tiền sử và di chỉ văn hóa dân tộc bản địa, càng là tài sản nhân văn vô giá của nơi này.

Hoạt động vỏ trái đất tạo nên địa mạo phong phú

Tuyến bờ biển của Công viên quốc gia Khẩn Đinh kéo dài khoảng 70 km, chịu ảnh hưởng nâng cao, sụt lún, nếp gấp, nứt rời và hải lưu, thủy triều, phong hóa của vỏ trái đất, hình thành diện mạo lộng lẫy đa dạng. Địa hình bờ biển nổi tiếng như bờ biển cát mịn, bờ biển rạn san hô, bờ biển nham thạch, vực lở, nét đẹp giao thoa giữa mịn màng và thô nhám, rất khác so với những nơi khác của Đài Loan. Ngoài địa hình bờ biển thay đổi đa dạng ra, cảnh quan địa hình đất liền cũng vô cùng phong phú, như đất nền đá vôi rạn san hô, đỉnh núi cô lập, lưu vực giữa núi, cửa sông đập hồ v.v... cụ thể vi mô mà lại tinh tế phong phú, là điểm mê hoặc lòng người nhất của Công viên quốc gia Khẩn Đinh, những cảnh quan này không chỉ ghi lại lịch sử hoạt động vỏ trái đất nâng lên, lún xuống của bán đảo Hằng Xuân, mà còn cấu thành từng bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Hình dạng rừng nhiệt đới chỉ thấy tại Đài Loan

Công viên quốc gia Khẩn Đinh thuộc khí hậu nhiệt đới, mùa hè kéo dài, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau, dưới hiệu ứng địa hình khu vực, đã hình thành nên "cơn gió Lạc Sơn" (gió cuốn xuống dốc) vô cùng nổi tiếng. Khí hậu đặc biệt đã ấp ủ nuôi dưỡng hình dạn rừng sâu phong phú, rừng nhiệt đới và rừng gió mùa tại đây khá phát triển, có rất nhiều chủng loại thực vật: Vành đai từ hòn đá Cánh Buồm cho đến vịnh Hương Tiêu, rừng bờ biển nhiệt đới duy nhất tại Đài Loan phân bố các chủng loại thực vật đặc biệt, như bàng vuông, liên diệp đồng, mù u v.v... Rời khởi bờ biển đi về phía bên núi, hình dạng rừng nhiệt đới cộng thêm rạn san hô trên cao, dựng nên một phong cảnh rậm rạp thần bí khác biệt, rừng nguyên thủy rạn san hô đặc hữu của Khẩn Đinh đáng để đi sâu vào cảm nhận. Rừng gió mùa xuất hiện tại khu núi Nam Nhân, bị ảnh hưởng bởi gió mùa, độ dốc nước và phân bố vĩ độ, hình dạng rừng sâu chỉ thấy ở Đài Loan, được liệt kê làm khu bảo vệ sinh thái bởi tính chất quý giá và đặc thù của nó.

Thánh địa trú đông và bay về làm tổ của loài chim di trú

Bán đảo Hằng Xuân có vị trí tại cực Nam của Đài Loan, do bởi độ cao tự nhiên, và có rừng cây, sông ngòi che lấp, nơi đây trở thành lạc viên quá cảnh, trú đông của rất nhiều chim di trú. Hàng năm khi ó Trung Quốc và diều Ấn Độ tập kết quá cảnh với số lượng lớn, đều thu hút hàng chục nghìn du khách đến khu vực này, khiến nơi đây trở thành hội sự kiện ngắm chim hàng năm. Những loài chim khác như diệc bạch, bách thanh, vịt trời cũng di cư theo hướng gió mùa với số lượng khá lớn. Thời kỳ đầu thành lập Công viên quốc gia Khẩn Đinh, quan niệm bảo tồn chưa mở rộng, cư dân từng săn bắt lượng lớn bách thanh và chim ưng, sau đó Đội cảnh sát Công viên quốc gia liên tục nghiêm cấm và khuyên răn thuyết phục, đàn chim di trú trong khuôn viên đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Loài chim cư trú trong khu vực cũng có nét tương đối đặc biệt, loài đặc hữu như cành cạch Đài Loan và họa mi Đài Loan, loài bảo tồn như diều hoa Miến Điện, ưng ngỗng mào đều có thể thấy được khá phổ biến.

Loài cá chiếm tỷ lệ cao 1/20 tổng số trên toàn thế giới

Do bởi ảnh hưởng của hải lưu kuroshio, làn nước trong vắt, nhiệt độ nước vừa phải, đã ấp ủ nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đại dương phong phú, có 1.176 loài cá được phát hiện tại vùng biển nơi đây, chiếm gần 1/20 tổng số trên thế giới, san hô là nhân vật chính của hệ inh thái đại dương Khẩn Đinh, cung cấp môi trường sống quan trọng cho rất nhiều loài sinh vật cá, tôm, cua, sò ốc v.v..., riêng loài san hô đá đã hơn 250 loại, cộng với các loại hình thái san hô mềm khác, đã vẽ nên một bức tranh thế giới đáy biển sặc sỡ đua nhau khoe sắc. Ngoài ra, những người bạn của san hô và cá, là các loài tảo bẹ, sò ốc, động vật chân đốt, động vật thân mềm và động vật không cuống, tạo thành hệ sinh thái khu liên triều lộng lẫy theo tiết tấu của thủy triều dâng lên và rút xuống.

Di chỉ thời tiền sử kể về lịch sử nhân văn

Trong Công viên hiện tại phát hiện thấy 70 di chỉ tiền sử, trong đó mang tính đại diện nhất đó là di chỉ tiền sử Khẩn Đinh và di chỉ tiền sử Nga Loan Tị. Di chỉ Khẩn Đinh nằm tại phía Đông suối Thạch Ngưu, có lịch sử cách đây 4.000 năm, di vật bao gồm đồ gốm văn thừng mịn của thời đại đồ đá mới; Di chỉ Nga Loan Tị thì nằm trên dốc thoải mặt Tây Bắc của ngọn hải đăng Nga Loan Tị, đại diện văn vật là văn hóa tiền gốm của thời kỳ đồ đá cũ và văn hóa gốm văn thừng mịn của thời đại đồ đá mới.

Đối với lịch sử cận đại mà nói, người dân tộc bản địa tại khu vực này chủ yếu là người dân tộc Payuan, chủ yếu là nông nghiệp ruộng khô đất núi, ngoài ra người dân tộc Amis cư trú tại bờ biển và đồng bằng, sau này thì có người dân tộc Siraya và Makatao là dân tộc bản địa đồng bằng di cư vào. Còn việc định cư của người Hán, thì có thể tính ngược về thời điểm sau khi vua Trịnh Thành Công chuyền đến Đài Loan năm 1661, di cư về hướng Nam Truân, lên bờ từ Xa Thành ngày nay, khai khẩn đất hoang, xây dựng ổn định nền tảng văn hóa dân tộc Hán. Với sự di cư của nhiều nhóm người như người dân tộc bản địa, người dân tộc Hán, đã đem lại sự kích thích văn hóa cho khu vực này trong một thời kỳ dài, và bởi sự dung hòa giữa giao lưu và chiều sâu, đã tăng thêm tính phong phú cho lịch sử nhân văn nơi đây.

Công viên quốc gia Khẩn Đinh là không gian lập thể tuyệt đẹp xuyên suốt từ trên không cho đến đại dương, lại cũng xuyên suốt trời đất nhân văn từ cổ chí kim, là mảnh đất lạc viên cho loài chim di trú quá cảnh trú đông. Tại đây có rừng sâu nhiệt đới chỉ thấy tại Đài Loan, đá rạn san hô to thô gồ ghề được ấp ủ nuôi dưỡng bởi đại dương ấm áp, hoạt động của vỏ trái đất nâng cao thành đất liền, đã chứng kiến truyền thuyết tươi đẹp "biển xanh hóa nương dâu". Thế hệ sau của san hô vẫn đang sinh sôi nảy nở trong lòng đại dương, bảo vệ cho những đàn cá, tôm, cua, ốc. Thế giới đáy biển tươi đẹp kỳ diệu này đã luôn ở bên cạnh người dân chài Khẩn Đinh từ thời xa xưa, người tiền gốm thời kỳ đồ đá, người dân tộc Payuan, người Hán đã dệt nên không gian vũ trụ nhỏ phong phú.

Công viên quốc gia Khẩn Đinh hiện tại thiết lập 5 khu vực bảo tồn sinh thái đất liền, bao gồm vịnh Hương Tiêu, núi Nam Nhân, đảo Cát, hầm Long Khanh và rạn san hô trên cao Xã Đỉnh; 4 khu vực bảo tồn sinh thái vùng biển, nằm tại vùng biển phía Tây và phía Nam, 9 khu vực sinh thái này lưu giữ môi trường nguyên thủy, cũng hiện rõ lòng quyết tâm cũng như thành quả gặt hái được về việc bảo tồn của Công viên quốc gia. Quan sát xung quanh Công viên quốc gia "thâm niên" nhất này của Đài Loan, diện mạo đẹp kỳ diệu, động thực vật phong phú mỹ miều, nền nhân văn toát ra nét sán lạn tươi chói, khiến cho Khẩn Đinh tại song giáp cực Nam Đài Loan như đeo trên mình một chiếc vương miện, gắn đầy những bảo thạch vĩnh viễn không bao giờ phai màu, lấp lánh ánh hào quang khiến ta phải trầm trồ tán thưởng.

Thọ Sơn

Phòng Quản lý Công viên Tự nhiên Quốc gia
Điện thoại: (07)522-1010
Địa chỉ: Số 301, đường Vạn Thọ, khu Cổ Sơn, thành phố Cao Hùng 804

Trang web Công viên tự nhiên quốc gia

Vùng đất xanh được lưu giữ tại Thọ Sơn, Quy Sơn và Bán Bình Sơn có thể nói là lá phổi của Cao Hùng (hình: Kang, Cun-Cai) (Hình ảnh)
Vùng đất xanh được lưu giữ tại Thọ Sơn, Quy Sơn
và Bán Bình Sơn có thể nói là lá phổi của Cao Hùng
(hình: Kang, Cun-Cai) (Hình ảnh)

Công viên tự nhiên quốc gia đầu tiên của Đài Loan ─ "Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn" chính thức mở cửa vào ngày 06 tháng 12 năm 2011, đây là một Công viên tự nhiên quốc gia từ dưới lên trên, được Đoàn thể bảo tồn tư nhân địa phương phát động thúc đẩy thành lập.

Nhận biết Thọ Sơn

Phạm vi Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn bao gồm địa hình tự nhiên và di tích lịch sử nhân văn Thọ Sơn, Bán Bình Sơn, Quy Sơn, thành phố cũ Tả Doanh và Kỳ Hậu Sơn, khu vực hành chính bao gồm khu Cổ Sơn, khu Tả Doanh, khu Nam Tử và khu Kỳ Tân, thành phố Cao Hùng. Trong đó, Thọ Sơn nằm tại góc Tây Nam thành phố Cao Hùng, được Bộ Quốc phòng liệt kê làm khu quản chế quân sự một thời gian dài, cho đến năm 1989, mới bắt đầu từng bước thu hẹp phạm vi khu quản chế. Ngoài ra, khu vực Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn kể từ năm 1992, các Doanh nghiệp xi-măng Đài Ni, Đông Nam, Kiến Đài, Chính Thái v.v… liên tục kết thúc việc khai thác mỏ, sau đó dần dần khôi phục sinh thái khuôn viên, tuy nhiên lượng lớn du khách nườm nượp đi vào bên trong, các hành vi bất hợp pháp như lạm dụng khai hoang, xây dựng và xâm chiếm đất công cộng cũng ngày một gia tăng. Để bảo vệ hệ sinh thái phong phú của Thọ Sơn, và theo đuổi sự phát triển vững bền, các Đoàn thể tư nhân như Hội Xúc tiến Công viên Tự nhiên Sài Sơn (Hội Sài Sơn), Học hội Chim muông Hoang dã thành phố Cao Hùng, đã thúc đẩy thành lập "Công viên tự nhiên Thọ Sơn thành phố Cao Hùng" vào năm 1997, Sở Xây dựng – Bộ Nội chính cũng quy hoạch thành lập Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn vào năm 2009, tiến hành điều tra và khảo sát nguồn tài nguyên môi trường, xây dựng kho dữ liệu nguồn tài nguyên môi trường, hy vọng lưu giữ lại càng nhiều hệ sinh thái đa dạng hoàn chỉnh, kho gen phong phú và khu đất tưởng niệm lịch sử cho Đài Loan.

Khởi điểm của nền văn minh. Dấu vết lịch sử.

Cách ngày nay 2000 năm trước, đã xuất hiện dấu vết hoạt động của loài người. Trước khi người Hà Lan vào khu đất này vào thế kỷ 16, dân tộc Makatao đã cư trú tại đây, họ trồng tre gai làm hàng rào, để phòng chống cướp biển xâm lược. Phát âm hàng rào tre gai của Makatao là "Takao", gần với âm "Da Gou" (đánh chó), đã trở thành địa danh đầu tiên của Cao Hùng. Thế kỷ 17, nhà Trịnh thời Minh đưa quân đội vào Đài Loan, thực thi chế độ sinh sống khai hoang, khu vực này là một trong những khu vực quân Trịnh khai hoang. Cho tới thế kỷ 18, Đế quốc nhà Thanh thay nhà Trịnh thống trị Đài Loan, khu vực này thuộc thẩm quyền quản lý của huyện Phụng Sơn, đồng thời là địa bàn của Chính quyền huyện (tức thành phố cũ Tả Doanh ngày nay). Cho tới thời kỳ Trung Diệp Đại Thanh, nhà Đình thời Thanh đã mở cửa cho cảng khẩu Đài Loan thông thương với bên ngoài, một trong những cường quyền phương Tây: Nước Anh, tới khu vực này thành lập Lãnh Sự quán và Dinh thụ Lãnh Sự quán. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu giao thông trên biển ngày càng bận rộn, đã xây dựng ngọn hải đăng trên Kỳ Hậu Sơn, cho tới khi sự kiện Mẫu Đơn Xã, buộc nhà Đình thời Thanh coi trọng tính quan trọng của phòng vệ biển của Đài Loan, một trong những biện pháp đối phó, đó là xây dựng pháo đài trên Kỳ Hậu Sơn. Thời kỳ đại Thanh, khu vực này thương mại hùng vượng, tập trung nhiều nhân tài và văn vật, cho tới thời kỳ Nhật trị, Phủ Tổng đốc Đài Loan đổi tên núi Takao thành Thọ Sơn, và Công ty Sản xuất Xi-măng Asano là công xưởng xi-măng đầu tiên của toàn Đài Loan từng được thành lập và khai thác chế tạo xi-măng tại đây. Sau chiến tranh, Bộ Quốc phòng liệt kê Thọ Sơn vào khu quản chế, bất ngờ lưu giữ sinh thái phong phú, ngành xi-măng liên tục kết thúc kinh doanh kể từ năm 1992, sau đó dần dần khôi phục sinh thái trong khuôn viên.

【Thành phố cũ Tả Doanh】

Còn được gọi là "Hưng Long Trang", là một trong bốn doanh trấn được quân đội nhà Trịnh thời Minh xây dựng tại khu vực Cao Hùng. Hiện tại di chỉ thành chì được lưu giữ trong địa bàn Tả Doanh, bao gồm Đông Môn, Nam Môn, Bắc Môn, Hộ Thành Hào và Trấn Phúc Xã, Củng Thần Tỉnh bên ngoài Bắc Môn, là huyện thành Phụng Sơn do quan và dân liên doanh xây dựng vào năm Đạo Quang thứ 5 nhà Thanh (năm 1825), là thành trì được xây dựng bằng đất đá đầu tiên tại Đài Loan vào thời kỳ đó.

【Di chỉ Đào Tử Viên và di chỉ Long Tuyền Tự】

Hai di chỉ đều nằm tại Thọ Sơn, di chỉ Đào Tử Viên hiện tại được phát hiện là di chỉ văn hóa sớm nhất niên đại của thành phố Cao Hùng, suy đoán niên đại vào khoảng năm 4000 đến 5000 trước Công nguyên, văn vật được khai quật bao gồm các công cụ bằng sứ, bằng đá, và các di chỉ bối trũng và quan tài lăng mộ, thuộc lớp văn hóa Ngưu Trù Tử. Di chỉ Long Tuyền Tự bao gồm di chỉ bối trũng, di lưu sinh thái như công cụ bằng sứ, bằng đá và xương thú v.v… Do bởi niên đại phân bố của di chỉ Long Tuyền Tự có thể gắn kết với niên đại hoạt động xã Takao của dân tộc Makatao được ghi chép trong văn hiến lịch sử.

【Dinh thự Lãnh Sự quán Anh Takao】

Sau khi ký kết Hiệp ước Thiên Tân năm Hàm Phong thứ 8 (năm 1858) và Hiệp ước Bắc Kinh năm Hàm Phong thứ 10 (năm 1860), Takao mở cửa thông thương, nước Anh đã xây dựng Lãnh Sự quán tại Takao. Kiến trúc này đã chứng kiến sự phát triển lịch sử kinh doanh thương mại đại dương sau khi mở cảng của Takao, đồng thời là Dinh thự Lãnh Sự quán đầu tiên của Đài Loan do Bộ Công nghiệp Anh bỏ vốn xây dựng.

【Pháo đài Kỳ Hậu】

Pháo đài Kỳ Hậu cùng với pháo đài Đại Bình Đỉnh của núi Takao, pháo đài "Bắc Môn - Hùng Trấn" của Sáo Thuyền Đầu, cùng tạo lên đầu sừng, kết hợp trở thành một bộ tuyến phòng thủ. Hiện tại được liệt kê làm di tích lịch sử của thành phố Cao Hùng, mở cửa tham quan vào năm 1995. Pháo đài Kỳ Hậu có thể chia làm 3 khu: Khu Bắc là binh phòng, khu Trung là khu chỉ huy, khu Nam là kho đạn dược, cổng chính pháo đài là bức tường bát tự theo phong cách kiến trúc kiểu Hán, còn hai bên tường cổng dùng gạch lát trang trí thành chữ "song hỷ", cực kỳ đặc biệt.

【Ngọn hải đăng Kỳ Hậu】

Năm Đồng Trị thứ 2 nhà Thanh (năm 1863) Takao mở cửa cảng khẩu, thương thuyền qua lại ngày càng thường xuyên. Năm Quang Tự thứ 9 (năm 1883) đã xây dựng ngọn hải đăng với kiến trúc gạch đỏ hình vuông kiểu Hán trên đỉnh núi Bắc Đoan của Kỳ Hậu Sơn, bên trong lắp đặt đèn chiếu sáng theo giờ lõi đơn cấp 6 do Anh chế tạo, khoảng cách chiếu khoảng 10 dặm, để duy trì và bảo vệ an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng Takao. Thời kỳ Nhật trị, ngọn hải đăng được xây dựng lại, tầng cuối cùng của ngọn hải đăng có phong cách kiến trúc kiểu Baroque, phía sau ngọn hải đăng là tháp gạch hình bát giác, phần chóp có hình ống tròn, lắp đặt đền điện cấp 3, khoảng cách chiếu khoảng 20,5 dặm, và có hệ thống phát tín hiệu báo động điện báo 24 giờ. Ngọn hải đăng Kỳ Hậu được xây dựng ngày nay, là kiến trúc được xây dựng lại vào thời kỳ Nhật trị, còn ngọn hải đăng được xây dựng vào thời nhà Thanh chỉ giữ lại phần nền móng ở phái Bắc ngọn hải đăng ngày nay.

Địa chất. Nhân văn. Sinh thái. Bảo tồn

Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn nằm tại vị trí thành phố Cao Hùng, không những là vành đai xanh hiếm có của khu vực đô thị Cao Hùng, mà còn là một kho báu tự nhiên cực kỳ quý giá, đã mang trong mình những thay đổi lịch sử phát triển của những nhóm dân tộc khác nhau trong hàng trăm năm qua.

Khỉ my hầu Đài Loan là tinh linh được yêu thích nhất của Thọ Sơn (Sở Xây dựng cung cấp) (Hình ảnh)
Khỉ my hầu Đài Loan là tinh linh
được yêu thích nhất của Thọ Sơn
(Sở Xây dựng cung cấp) (Hình ảnh)
(nhấn vào đây để mở hình lớn )
Tường thành trải dài Đông Môn - Thành phố cũ Tả Doanh (hình: Kang, Cun-Cai) (Hình ảnh)
Tường thành trải dài Đông Môn
- Thành phố cũ Tả Doanh
(hình: Kang, Cun-Cai) (Hình ảnh)

Đặt mình vào cảnh giới đó. Phòng học địa chất

Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn có địa hình nham đá vôi rạn san hô độc nhất thành phố Cao Hùng, được hình thành từ trầm tích đảo Đài Loan vào thế canh tân kỷ đệ tam cho tới kỷ đệ tứ, với địa hình nham đá vôi rạn san hô làm chính, cũng là bằng chứng cho việc đáy biển nâng lên thành đất liền. Địa chất nơi đây từ dưới lên trên có thể chia làm 5 địa tầng "tầng hố Cổ Đình", "nham đá vôi Cao Hùng", "tầng Kỳ Cước", "nham đá vôi Thọ Sơn", "tầng bồi tích và sườn tích hiện đại", tầng hố Cổ Đình và nham đá vôi Cao Hùng là chủ thể của khu vực này. Cách đây 200 nghìn đến 460 nghìn năm trước (kỳ cuối thế canh tân), hoạt động mảng địa tầng làm nhô lên Thọ Sơn, tầng hố Cổ Đình, tầng nham đá vôi Cao Hùng, tầng Kỳ Cước, phát sinh nhiều hiện tượng gấp nếp, khớp nối, đứt tầng, khối nham thạch do sạt lở tầng nham đá vôi Cao Hùng tích đống tại phía Đông Nam Thọ Sơn, hình thành lên diện mạo của Thọ Sơn, Bán Bình Sơn ngày nay. Do bởi mặt nứt nhiều khe hở và khớp nối của nham đá vôi, trải qua thời gian dài dưới tác dụng xói mòn, ngâm chiết, kết tủa của dòng nước trên bề mặt đất và nước ngầm, tạo lên rất nhiều huyệt động ăn mòn, mở rộng khe nét khớp nối, và kết tủa trên mặt tường khớp nối, đã hình thành đá nhũ, măng đá, cột đá, tường đá v.v..., là cảnh quan địa chất có nét đặc sắc vô cùng.

Bờ biển nham đá vôi rạn san hô tráng lệ của Thọ Sơn (hình: Kang, Cun-Cai) (Hình ảnh)
Bờ biển nham đá vôi rạn san
hô tráng lệ của Thọ Sơn
(hình: Kang, Cun-Cai) (Hình ảnh)

Phong phú đa dạng. Thiên đường sinh thái

Bắt gặp SUPER STAR

Chủng loại động vật hoang dã của Thọ Sơn rất đa dạng, nổi tiếng nhất là "khỉ my hầu Đài Loan". Khỉ my hầu Đài Loan là loài động vật ăn tạp, thích sống thành bầy đàn, có thói quen tìm thức ăn vào lúc rạng sáng và lúc hoàng hôn, chủ yếu ăn thực vật, hoa quả hoặc lá cọng mềm nhưng do thay đổi thời tiết, thỉnh thoảng cũng ăn côn trùng. Tuy chúng rất gần loài người, nhưng không nên cho chúng ăn, bởi vì phải để cho chúng giữ tính tìm kiếm thức ăn bẩm sinh, thì chúng mới có năng lực tiếp tục sinh sôi nảy nở trong môi trường tự nhiên rộng lớn này. Các động vật thường thấy khác còn có sóc bụng đỏ, sơn khương, cầy vòi mốc, tê tê. Trong đó sơn khương và khỉ my hầu Đài Loan hiện tại được liệt kê làm động vật cần được bảo tồn. Ngoài việc khám phá động vật trong rừng sâu, trên vùng trời còn có rất nhiều các vị khách quý, như ưng ngỗng mào, cu rốc Đài Loan (chim ngũ sắc), bách thanh nâu, họa mi Đài Loan, dơi lá mũi, bướm phượng viền đỏ, bướm phượng cánh vàng.

Vùng đất tươi đẹp của thực vật

Sinh thái thực vật trong Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn, có thể kể từ đặc tính địa chất tại địa phương, đại đa số là nham đá vôi rạn san hô, nhưng loại địa chất này lại tạo lên sinh thái đặc biệt đáng quý không thể ngờ, và còn ẩn chứa các loài giống đại diện quan trọng, như cây vả diện tích phân bố lớn nhất và mật độ cao nhất toàn Đài Loan, loài đặc hữu Đài Loan — hoa xác thối lông rậm và hoa xác thối Đài Loan, cây vỏ dày Hằng Xuân, chà là Đài Loan, bạch hoa gai nhỏ, cây dướng, cây lá nến, tra làm chiếu, tuyến quả đằng, trà sung bộng v.v… chủng loại thực vật có trên 800 loài. Mùa hè do gió mùa Tây Nam thổi vào, các loài chim di cư mang đến giống thực vật nhiệt đới từ quần đảo Philippine, mùa đông thì có gió mùa đông bắc và loài chim mang đến giống thực vật ôn đới và cận nhiệt đới từ Hoa Bắc, Hoa Trung – Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khuôn viên tuy đa số là địa hình rạn san hô, bị hạn chế phát triển thành diện mạo rừng thứ sinh, nhưng lại có thể tồn tại cùng các loài mang tính kỳ dị, đem đến môi trường sinh thái tương đối phong phú. Do đó khi đến nơi đây tham quan, đừng quên đem theo sách minh họa thực vật, vừa đi vừa đối chiếu, bạn sẽ phát hiện thấy mỗi một bước đi, đều có những sức sống thực vật hiếm gặp đáng quý, đang mời gọi nhẹ nhàng.

Tham quan ngắm cảnh Thọ Sơn. Cảnh đẹp tự nhiên

Chuyến du lịch "Ký lục toàn Thọ Sơn"

Đi bộ trên đường đi bộ leo núi Thọ Sơn, trên đường đi ngắm cảnh rạn san hô, địa hình nham đá vôi đặc biệt, sinh thái khỉ my hầu Đài Loan loài nguyên sinh tại Đài Loan và nguồn tài nguyên thực vật cũng như chim muông phong phú của Thọ Sơn. Đồng thời có thể tham quan di chỉ sản xuất của công xưởng xi-măng Đài Loan, và dấu vết phá hỏng môi trường sinh thái tự nhiên của việc khai thác xi-măng. Trên đường trở về, tới Nguyên Hanh Tự hoặc Long Tuyền Tự dưới chân núi để lễ bái, trải nghiệm văn hóa tôn giáo tín ngưỡng địa phương.

Chuyến du lịch "Phong cảnh trăm năm Takao"

Tham quan di chỉ Long Tuyền Tự, nghĩ về cảnh tượng sinh hoạt của người xưa vào trăm nghìn năm trước, hồi tưởng về cuộc sống của người Makatao dân tộc bản địa đồng bằng đã từng tồn tại. Tiếp đó, đi đến thành phố cũ Tả Doanh, trải nghiệm nền văn minh khai hoang đất của quân đội nhà Trịnh thời Minh, và tường thành của Đế quốc Đại Thanh. Tiếp sau đó, chuyển sang Dinh thự Lãnh Sự quán Anh Takao trên đồi cao tại Sáo Thuyền Đầu, điểm lại cảnh tượng ngoại lai khi nhà Trung Diệp thời Thanh mở cửa cảng khẩu thông thương với bên ngoài. Cuối cùng, đến với ngọn hải đăng Kỳ Hậu, tỏ lòng tôn kính đối với ngọn hải đăng và nhân viên chỉ lối cho tàu thuyền từ xa tới, đã giữ tốt cương vị trong trăm năm nay.

Chuyến du lịch "Bức tranh phong cảnh sinh thái Thọ Sơn"

Dưới sự hướng dẫn của người thuyết trình chuyên nghiệp, quan sát địa hình rạn san hô độc đáo của Thọ Sơn, bao gồm bề ngoài, cảm giác khi sờ lên, đường viền địa chất v.v…, và sinh thái thảm thực vật cũng như côn trùng phát triển trên rạn san hô và địa hình nham đá vôi. Tiếp đó, có thể thử đoán xem loài chim và phương hướng tiếng hót của chim muông, tận dụng kính viễn vọng quan sát gần tình hình cư trú của chúng. Cuối cùng, không thể bỏ qua là khỉ my hầu Đài Loan, do bởi khỉ my hầu Đài Loan sinh sôi nảy nở rất nhiều tại nơi đây, do đó ngoài việc có thể quan sát hành vi đặc trưng của một con khỉ my hầu đơn nhất ra, còn có thể tìm hiểu sinh thái gia tộc, và quan hệ tương tới với loài người.

 

Bảng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên nhân văn tại Công viên tự nhiên quốc gia Thọ Sơn
Phân loại nguồn tài nguyênHạng mụcCứ điểm
Sinh thái tự nhiên Địa hình đặc biệt
và cảnh quan
Cảnh quan đá nhũ, măng đá, cột đá, tường đá, rèm đá, thừng đá do kết tủa của canxi cacbonat như động Bắc Phong Kỳ Lạc, động Đại Tiểu Hầu, động Liên Hoa, động Tân Nương, động Tỉnh Quán, động Tam Hợp, động Nam Cực, động Huynh Đệ, động Lâm Cô, động Mã Đề, động Long v.v... Địa hình nham đá vôi rạn san hô trên cao như nham rắn, vực núi lớn
Khí tượng Ánh hoàng hôn Kỳ Sơn, cánh buồm trở lại Giang Cảng, ánh hoàng hôn Thúy Bình, cơn mưa đêm Viên Phong, tiếng sóng vỗ Cổ Loan
Động thực vật Cây đa, tầm ma, tre gai, cây vả, chà là Đài Loan, hòa thảo
Sóc bụng đỏ, sơn khương, cầy vòi mốc, tê tê, khỉ my hầu Đài Loan
Cảnh núi Thọ Sơn, Bán Bình sơn, Quy Sơn
Du lịch công nghiệp Vịnh cảng, bến tàu Tây Tử Loan
Sử tích nhân văn Di chỉ Di chỉ Đào Tử Viên bên bờ biển thôn làng Đào Tử Viên cũ phía Tây Bắc Bắc Sài Sơn, di chỉ Long Tuyền Tự (khu vực dòng suối không tên phía sau Long Tuyền Tự và nhánh dòng của nó chảy qua)
Di tích lịch sử Dinh thự Lãnh Sự quán Anh Takao, pháo đài Kỳ Hậu, ngọn hải đăng Kỳ Hậu, thành phố cũ Tả Doanh
Miếu tự Miếu Thập Bát Vương Công, cung Sơn Hải (ngoài khu vực)

Bốn đảo phía Nam Bằng hồ

Điện thoại: +886-(7)-3601898

Địa chỉ: Số 24, đường Đức Dân, khu Nam Tử, thành phố Cao Hùng 81157

Trang web Công viên quốc gia Đại Dương( liên kết

Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ - Ngọn hải đăng Đông Cát Tự (hình: Chen, Kuan-Ting) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ
- Ngọn hải đăng Đông Cát Tự
(hình: Chen, Kuan-Ting) (Hình ảnh)

Môi trường địa lý

Bốn đảo phía Nam Bằng Hồ nằm ở phía Nam Bằng Hồ là Đông Tự Bình Tự, Tây Tự Bình Tự, Đông Cát Tự, Tây Cát Tự được gọi chung thành bốn đảo phía Nam Bằng Hồ, có vị trí tại khoảng 119°30' đến 119°41' kinh Đông, 23°14' đến 23°16' vĩ Bắc, ngoài 4 hòn đảo chính có diện tích lớn ra, còn có các đảo san hô kèm theo xung quanh như Đầu Cân, Thiết Châm, Chung Tử, Chư Mẫu Tiêu, Sừ Đầu Tự v.v...

Bốn đảo phía Nam độc lập thế giới, thêm vào đó là chịu sự ảnh hưởng khó bổ sung cung cấp vật tư do chuyển đổi kết cấu công nghiệp và giao thông bất tiện trong hàng chục năm gần đây, dân số dần dần di cư sang vùng khác, trên đảo hiện nay ngoài cư dân thiểu số ra, ngày thường rất ít du khách đến du lịch.

 Bốn đảo phía Nam chưa bị khai thác quá mức, bất luận nguồn tài nguyên là sinh thái tự nhiên, cảnh quan địa chất hay sử tích nhân văn, đều giữ được diện mạo thiên nhiên như thời nguyên thủy, ít ô nhiễm, nhất là các rạn san hô tỷ lệ che lấp lưu vực biển gần đó rất cao càng là tài sản quý giá của đại dương. Môi trường sinh thái đa dạng phong phú của bốn đảo phía Nam đáng để du khách tới trải nghiệm.

Đông Tự Bình Tự 

Đông Tự Bình Tự nằm tại phía Nam hơi chếch sang Đông xã Vọng An, huyện Bằng Hồ, 119°30'59,41'' kinh Đông và 23°15'36,67'' vĩ Bắc, diện tích khoảng 0,48 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển 61 mét, địa hình đỉnh núi phẳng vách đá dựng đứng đá bazan bao quanh, các khớp nối cột đá bazan trên đảo rất phát triển, đây cũng là địa tầng khá trẻ trong quần đào Bằng Hồ. Đông Tự Bình Tự được hình thành bởi 2 mảng đất liền, do đó hình thành vùng 2 đất cao Nam và Bắc, vùng đất liền phía Bắc từ trước đã trồng trọt nhiều nông sản, do đó có rất nhiều cảnh quan nhà vườn, còn có ruộng bậc thang được xây dựng theo địa thế. Địa thế đất liền ở giữa Nam Sơn và Bắc Sơn bằng phẳng và thấp thì là khu vực tập trung thôn làng Đông Tự Bình Tự. Các căn nhà trong thôn làng nằm lưa thưa nhau ở đoạn phía Nam, tọa lạc chủ yếu tại vùng bụng dài hẹp gần biển phía Đông của đảo, từ cảng khẩu và miếu thôn cung Trì Phủ, kéo dài từ Nam ra Bắc, hình thức thôn làng hiện lên thành hình dải dây.

 

Tây Tự Bình Tự

Tây Tự Bình Tự nằm tại phía Tây Bắc của Đông Tự Bình Tự, 119°30'26,60'' kinh Đông và 23°16'12,14'' vĩ Bắc, diện tích khoảng 0,3477 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển 42 mét, địa hình đỉnh núi phẳng hình tứ giác, do không thể xây dựng cảng khẩu, chỉ có một bến tàu đặt tại phía Đông Nam của đảo. Do bởi địa hình khiến cho kiến trúc thôn làng không thể tập trung tại cảng khẩu, vì thế chọn nơi bằng phẳng trên đỉnh đồi để định cư phát triển, thôn làng nằm trên nền tảng giữa đảo, hình thành một nét đặc sắc nhân văn và cảnh quan đặt biệt khác lạ.

Địa thế của Tây Tự Bình Tự hơi cao về phía Đông Nam, bốn phía đa số là vực do nước biển ăn mòn và bãi sỏi, đi thuyền trên biển có thể ngắm rõ cảnh quan vực biển bốn phía bao quanh. Trên đảo không có vật che cao lớn, ngẩng đầu là có thể thấy được ngay cả một bầu trời xanh thênh thang, thỉnh thoảng lại thấy đàn chim di cư bay lượn trên không trung, không khí nơi đây thật nhàn nhã.

 

Đông Cát Tự

Đông Cát Tự nằm tại phía Đông Nam xã Vọng An, 119°40'18,79'' kinh Đông, 23°15'21,09'' vĩ Bắc, diện tích 1,7712 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển khoảng 47 mét. Đông Cát Tự đảo núi đỉnh bằng phằng có diện tích lớn nhất trong bốn đảo phía Nam, thuộc địa thế yên ngựa, hai đầu Nam Bắc cao, phần giữa thấp, điểm cao nhất hai đầu Nam Bắc có khoảng 50 mét, nơi thấp ở giữa là khu tập trung thôn làng chủ yếu, vị trí thôn làng hiện tại là đáy biển trước đây, do đất liên nâng cao dần, cho nên người dân cũng dần cư trú cạnh bến cảng hiện nay, phần dốc tập trung tại hai phía Nam Bắc. Do vị trí đảo gần sát Đài Loan (Đài Nam), hành trình chỉ khoảng 2 tiếng 30 phút, trước đây việc đánh bắt cá trên đảo đa số vận chuyển tiêu thụ tại Đài Nam, đồ dùng sinh hoạt thường nhật trên đảo cũng thu mua từ Đài Nam. Do tiếp xúc văn hóa Phủ Thành trong thời gian dài, phụ nữ trên đảo mặc váy, thoa phấn, trang điểm thời trang hơn phụ nữ Bằng Hồ, cho nên Bằng Hồ có một câu tục ngữ "phụ nữ Đông Cát, đàn ông Tây Cát", nói rõ hình ảnh phong phú của Đông Cát Tự thời bấy giờ.

 

Tây Cát Tự

Tây Cát Tự nằm ở phía Tây của Đông Cát Tự, địa hình Bắc cao Nam thấp, thuộc đị hình đỉnh núi bằng phẳng, chỗ dốc tập trung tại phía Bắc của đảo.

Nằm tại vị trí 119°36'56,23'' kinh Đông, 23°14'56,40'' vĩ Bắc, diện tích 0,89 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển khoảng 23 mét. Bờ biển phần nửa Bắc đa số là vực biển, cảnh quan đá bazan tráng lệ, phía dưới cùng có rất nhiều nền tảng bị nước biển ăn mòn, mỗi khi mùa đông về, là một trong những khu vực sản xuất rau rong biển chủ yếu trong các đảo phía Nam Bằng Hồ. Bờ biển phía Đông Nam có nhiều đá rạn, một phần hình thành bãi sỏi cát từ san hô và mảnh vụn đá bazan, trước đây thôn làng chủ yếu phân bố dưới chân núi Yên Đôn và đoạn Đông Nam của đảo kéo dài tới gần bờ biển, cảng khẩu cũng đặt vị trí tại đây. Tây Cát Tự là một hòn đảo thần bí lạc lõng, bị lãng quên, nó chỉ cách Đông Cát Tự phồn vinh một thời bởi một đường biển, nhưng lại có thế giới hoàn toàn khác biệt. Do bởi trên đảo không có bến thuyền để tàu bè cập bến, thêm vào đó tổng thể môi trường khắc nghiệt không có lợi cho việc sinh sống, Tây Cát Tự từ năm 1978 Chính phủ đã chỉ đạo di rời thông làng, ngày 29 tháng 06 năm 1992 sửa đổi Luật Hộ tịch hủy bỏ đăng ký Hộ tịch tại khu vực này, bởi vậy hiện tại Tây Cát Tự không có người cư trú trên đảo, chỉ để lại dấu vết thôn làng trước kia, lộ rõ cảm giác cô độc hoang vắng trống trải giữa biển cả mênh mông.

 

Đảo xung quanh – Đầu Cân 

Đầu Cân nằm trên 119°30'06,04'' kinh Đông, 23°17'23,25'' vĩ Bắc, thuộc tầng nham mảnh vụn núi lửa, khu rạn sam hô nham đá hiện lên tính nham hai màu rõ ràng là màu đen và màu vàng, với đá bazan hình trụ màu đen sậm và đá sỏi góc núi lửa màu vàng nâu riêng biệt. Ngắm nhìn ra xa từ mặt biển phía Bắc, hòn đảo nhỏ này có hình như khăn buộc đầu của cổ nhân, nên lấy tên là Đầu Cân. Trên đảo có thể thấy được mạch nham đá bazan che lấp trên đá sỏi góc núi lửa nghiêng dốc, cột bị nước biển ăn mòn tách nhau do triều biển chảy vào ăn mòn, và các cảnh quan địa chất phong phú như hố Ấm Trà hình thành do tác dụng ăn mòn, hiện tại đã được đánh dấu làm khu lưu giữ tự nhiên đá bazan biển phía Nam Bằng Hồ. Rạn đá san hô bốn phía và đánh bắt cá theo triều nước biển, khiến cho Đầu Cân trở thành thiên đường sinh sôi nảy nở của chim nhạn biển khi mùa hè tới.

 

Đảo xung quanh – Thiết Châm

Thiết Châm nằm giữa Đầu Cân và Tây Tự Bình Tự, được hình thành từ đá sỏi góc núi lửa, có vị trí tại 119°30'09,01'' kinh Đông, 23°16'34,69'' vĩ Bắc. Từ trên biển có thể thấy được cột bị nước biển ăn mòn với một lớn một nhỏ, cột bị nước biển ăn mòn lớn hơn có thể thấy rõ được lớp nghiêng dốc; Quan sát từ một góc độ nào đó, giống hình đầu cô gái, do đó đặt tên là Đầu nữ vương; Vào mùa xuân hạ, đây là nơi chim nhạn biển di cư và sinh sôi, trên vách đá có thể phát hiện thấy rất nhiều dấu vết di cư để lại của chim nhạn biển, thuyền tuần tra đi qua thường xuyên có thể phát hiện thấy đàn chim di cư đang bay gần đảo, là một trong những điểm ngắm chim tuyệt vời.

 

Đảo xung quanh – Chung Tử

Chung Tử nằm trên 119°31'12,65'' kinh Đông, 23°14'02,66'' vĩ Bắc, được hình thành từ đá sỏi góc núi lửa, bề ngoài giống hình đồng hồ treo thời xưa, khi thủy triều dâng lên, đá rạn phẳng được kéo dài sẽ chìm trong nước, khi thủy triều hạ xuống, thì có thể hiện lên rõ rệt. Chung Tử và Chư Mẫu Tiêu cao sững tọa lạc trên cùng một lưu vực biển, ngư sản phong phú thường thu hút nhiều loại chim nhạn biển dừng chân, khi tiết trời xuân sang hạ cũng là một cơ sở quá cảnh của đàn chim di cư.

 

Đảo xung quanh – Chư Mẫu Tiêu

Chư Mẫu Tiêu nằm tại phía Đông Nam của Đông Tự Bình Tự, thuộc 119°32'49,72'' kinh Đông, 23°14'10,82'' vĩ Bắc, là đá rạn của đá sỏi góc núi lửa, vì thế hình rạn khá bằng phẳng, độ cao so với mực nước biển khoảng 22 mét, bình thường chìm ngập trong nước biển, khi thủy triều rút xuống, mới hiện lên mặt nước biển, vì an toàn tàu thuyền ra vào, phía trên có lắp đặt một ngọn hải đăng tự động tắt bật loại hình nhỏ. Ngư sản phong phú xung quanh khu vực biển, tuần tra trên biển thường xuyên có thể quan sát thấy nhiều loại chim nhạn biển (chim di cư mùa hè), cò bạch (chim lưu lại) dừng chân và hoạt động tại đây.

 

Đảo xung quanh – Nhị Ôn 

Nhị Ôn còn gọi là Lợi Gian Tự, nằm trên hòn đảo nhỏ phía Tây của Đông Tự Bình Tự, nằm trên 119°30'08,84'' kinh Đông, 23°15'28,98'' vĩ Bắc, được hình thành từ nham khối kết tụ từ núi lửa, đá rạn san hô mở rộng hai phía sẽ chìm trong biển khi thủy triều rút xuống, nhìn từ xa giống hình nón nhọn.

 

Đảo xung quanh – Hương Lư

Hương Lư được cấu thành từ đá sỏi góc núi lửa, nằm tại phía Đông Nam của Đông Tự Bình Tự, do bởi hình dạng giống lư hương nên có tên là Hương Lư, có thể ngắm nhìn từ xa từ đỉnh đất liền phía Nam của Đông Tự Bình Tự và hai bên bãi cát.

 

Đảo xung quanh – Sừ Đầu Tự

Sừ Đầu Tự, nằm trên 11 9°39'33,48'' kinh Đông, 23°15'45,12'' vĩ Bắc, vị trí đặt tại hòn đảo nhỏ núi đỉnh bằng phẳng tại phía Tây Bắc của Đông Cát Tự, được hình thành chủ yếu từ đá bazan hình trụ và đá sỏi góc núi lửa, bờ biển xung quanh đảo đều là vực biển tráng lệ và bị dòng nước biển làm xói mòn hình thành cảnh quan lỗ trỗ, nền tảng bị nước biển ăn mòn phía Bắc, sản xuất rau rong biển vào mùa đông là nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng của Sừ Đầu Tự.

 

Đảo xung quanh – Sài Ám Ôn

Diện tích chỉ có 0,11 hecta, là rạn san hô nhỏ được cấu thành từ mảnh đá vụn núi lửa nằm về phía Bắc của Tây Cát Tự, thường thấy chim nhạn biển nghỉ chân trên đảo.

 

Đảo xung quanh – Ly Ôn Tử

Ly Ôn Tử (Nam Ôn Tử, Ngô Công Tử) nằm ở phía Tây Nam của Đông Tự Bình Tự, diện tích chỉ có 0,25 hecta, chủ yếu được hình thành từ mảnh đá vụn núi lửa, địa hình bằng phẳng, điểm cao nhất so với mực nước biển khoảng 2,8 mét.

Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ
Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ

Đài Giang

Điện thoại: (06)2842600
Fax: (06)2842505
Địa chỉ: Số 118, đại đạo Tứ Thảo, khu An Nam, thành phố Đài Nam 70955

Trang web Công viên quốc gia Đài Giang ( liên kết

Đường hầm màu xanh rừng cây đỏ Tứ Thảo - Công viên quốc gia Đài Giang (hình: Tong, Qing-Sheng) (Hình ảnh)
Đường hầm màu xanh rừng cây đỏ Tứ Thảo
- Công viên quốc gia Đài Giang
(hình: Tong, Qing-Sheng) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Đài Giang nằm tại phía Tây Nam của đảo Đài Loan, phạm vi kế hoạch tổng thể khu vực đất liền chủ yếu là đất ven biển thuộc sở hữu nhà nước, phía Bắc lấy bờ đê Nam cảng cá Thanh Sơn làm biên giới, phía Nam lấy bờ Nam suối Diên Thủy làm biên giới, điểm cực Tây của đảo Đài Loan (ngọn hải đăng Quốc Thánh) nằm trong phạm vi Công viên quốc gia này. Từ Bắc đến Nam toàn bộ khu vực dài khoảng 20,7 km, tổng diện tích kế hoạch 40.731,31 hecta, trong đó diện tích đất liền khoảng 5.090,21 hecta, khu vực duyên hải lấy tuyến sâu 20 mét làm phạm vi, và khu vực biển rộng khoảng 5 km, dài khoảng 54 km được hình thành bởi tuyến sâu 20 mét từ suối Diên Thủy đến đoạn phía Nam Đông Cát Tự, diện tích là 35.641,10 hecta.



Cảnh quan địa chất địa hình đặc biệt như đới nước triều, bãi cạn và đất ngập nước

Đới nước triều là một nét đặc sắc lớn của cảnh quan địa lý bờ biển và tận dụng đất của khu vực Công viên quốc gia Đài Giang, đất tự nhiên kéo dài ra biển bờ biển duyên hải Đài Nam bằng phẳng, cộng thêm sông hồ đổ ra biển từ bờ biển phía Tây, lượng cát rất lớn, hơn nữa do ảnh hưởng của địa hình và địa chất, tốc độ dòng chảy của sống khi đổ ra biển chậm lại đáng kể, lượng lớn bùn cát chảy theo tích tụ gần cửa sông, cộng thêm tác dụng của gió, thủy triều, sóng, cửa sông dần tích tụ và nâng cao ra ngoài, hình thành đới nước triều hoặc bãi cạn tự nhiên. Bãi thủy triều khu gần biển rộng lớn được hình thành tại vành đai đất gần bờ, đồng thời mặt khác đảo bãi cạn xa bờ được hình thành hàng loạt tại khu sóng vỡ, hình thành lên một cảnh quan bờ biển đặc biệt khác lạ. Đất ngập nước quan trọng trong phạm vi Công viên quốc gia Đài Giang tổng cộng có 4 nơi, bao gồm đất ngập nước cấp quốc tế: Đất ngập nước cửa suối Tăng Văn, đất ngập nước Tứ Thảo, và đất ngập nước cấp quốc gia: Đất ngập nước ruộng muối Thất Cổ, đất ngập nước cửa suối Diên Thủy.

Nguồn tài nguyên sinh vật vùng biển phong phú

Căn cứ điều tra nghiên cứu năm 1998 của Liên minh Bảo vệ Đất ngập nước Đài Loan (đất ngập nước Đài Loan 9) phát hiện, khu vực cửa suối Tăng Văn và cửa suối Lộc Nhĩ Môn, ít nhất bao gồm 205 loại vỏ sò, 240 loại cá, 49 loại cua v.v..., đủ để nói lên rằng nơi đây là khu vực quan trọng của sinh thái, và sức sinh sản của đất ngập nước cửa sông cao hơn nhiều so với ruộng điền nói chung, có đầy đủ thức ăn, thu hút các loài sinh vật hoang dã, tôm, cua, cá, ốc sinh sôi nảy nở phát triển tại đây.

Loài còng (cua biển) của đất ngập nước Tứ Thảo có 10 loại là còng viền, còng trong sạch, còng gọi phía Bắc, còng Đài Loan, còng tam giác, còng tứ giác, còng họ Đồ, còng đùi thô mắt xanh và còng rối trong sạch, còng hẹp. Còn cửa suối Diên Thủy hiện tại là khu vực duy nhất toàn Đài Loan có thể phát hiện thấy số lượng nhiều nhất của 10 loại còng này.


Nguồn tài nguyên sinh thái đất liền đa dạng

Khuôn viên Công viên quốc gia Đài Giang đa phần vốn thuộc nội hải Đài Giang, hơn 200 năm nay, do bởi bồi tích đất liền hóa dần dần được khai thác thành ruộng muối, ao nuôi cá biển và thôn làng, do bởi vị trí nằm trên tuyến đường di chuyển của cò châu Á, cứ đến mùa thu, mùa đông hàng năm đều có hàng vạn chú chim di cư quá cảnh nơi đây bay về phía Nam, hoặc lưu lại ruộng muối, ao nuôi cá biển, và qua mùa đông tại vùng đất nổi cửa sông.

Theo điều tra hàng năm của Học hội Chim muông Hoang dã thành phố Đài Nam, khu vực Công viên quốc gia Đài Giang xuất hiện gần 200 loài chim, trong đó loài chim được bảo tồn có 21 loài bao gồm cò thìa mặt đen, vùng đất dừng chân chủ yếu là cửa suối Tăng Văn, cửa suối Thất Cổ, ruộng muối Thất Cổ, cửa suối Tướng Quân, ruộng muối Bắc Môn, cửa suối Cấp Thủy, cửa suối Bát Chưởng.

Do bởi khu Công viên quốc gia Đài Giang sớm được khai thác, môi trường sống bị con người can thiệp khá nhiều, vì thế động vật có vú đa số là những động vật thường thấy ở đồng bằng, hiện tại đã biết tổng cộng phát hiện 11 loài, bao gồm động vật có vú không phải rừng sâu loại nhỏ, như dơi muỗi, chuột chù, chuột gộc v.v...

Khu Công viên quốc gia Đài Giang phát hiện tổng cộng 5 loài lưỡng cư, có cóc nhà, ếch đồng, ngóe, nhái bầu hoa, chàng hiu. Loài bò sát cũng có 5 loài, bao gồm thạch sùng vằn, thằn lằn đá, thằn lằn cỏ, rắn đuôi vằn và rắn hổ mang, trong những loài nêu trên, ếch đồng, chàng hiu, thằn lằn cỏ, rắn đuôi vằn và rắn hổ mang đều là những loài động vật hoang dã hiếm có quý giá được bảo tồn.

Khu Công viên quốc gia Đài Giang đại đa số đều là khu vực đã khai thác, rừng cây ít và hoạt động con người thường xuyên, vì thế loài động vật không xương sống trên cạn rất phổ biến, hiện tại đã biết có khoảng 26 loài đom đóm, bươm bướm, trong đó đom đóm cửa sổ Đài Loan là loài có số lượng khá nhiều trong khu vực này trong các loài đom đóm, hiện tại đã ít thấy, có thể tiến hành nuôi tái sinh tại khu vực này, quảng bá hoạt động ngắm đom đóm du lịch sinh thái tại đồng bằng.


Nguồn tài nguyên thực vật phong phú

Trong phạm vi Công viên quốc gia Đài Giang có rất nhiều loài thực vật, theo "kiểm tra giám sát môi trường khu công nghiệp công nghệ Đài Nam" của Cục Công nghiệp (2005) và điều tra của Học hội Chim muông Hoang dã thành phố Đài Nam, Học hội Chim muông Hoang dã huyện Cao Hùng, riêng khu vực Tứ Thảo đã có tới 55 họ, 151 chi, 205 loài, trong đó loài quý giá hoặc hiếm có, ngoài 4 loài cây ngập nước mặn là mắm ổi, cây trang, cây cóc vàng, đước chằng ra, còn có các loài thực vật trên cát và đất muối như muống biển hoa trắng, lan luân cỏ, cây bách sao, hếp hải nam, bạch mộc hương v.v...


Nguồn tại nguyên văn hóa lịch sử

Khu vực Đài Giang mang di tích lịch sử văn hóa di dân quá hải của người Hán, là nguồn tài nguyên văn hóa lịch sử vùng biển quan trọng, đại diện là băng qua rãnh nước đen: Đường vượt biển sang Đài Loan của người Hán xưa, văn hóa đại dương băng qua rãnh nước đen và nơi tưởng niệm lịch sử.

Lịch sử Đài Loan không thể tách khỏi văn hóa đại dương, văn hóa khai hoang mở đất di dân Đài Loan có quan hệ chặt chẽ với văn hóa lịch sử đại dương của eo biển Đài Loan. Trong đó, tuyến hàng hải Hạ Môn và Lộc Nhĩ Môn đóng vai trò mấu chốt chính về khai thác xã hội thời kỳ đầu của Đài Loan, là đường thông chính tương tác giao lưu giữa hai bờ eo biển, còn là tuyến hàng hải chính di dân sang Đài Loan của người Hán. Trong tuyến đường hàng hải lịch sử của Hạ Môn và Lộc Nhĩ Môn, Bằng Hồ không chỉ là bàn đạp giữa các tuyến đường hàng hải, mà còn là cảng tàu cập bến dừng chân quan trọng của các tàu thuyền trên suốt chuyến đi. Người Hán Đài Loan xưa kể từ thế kỷ 17, vẫn liên tiếp sang Đài Loan xây dựng gia viên. Vì thế, văn hóa hàng hải rãnh nước đen là ký ức lịch sử chung của người dân Đài Loan, còn là tượng trưng lịch sử khác thác di dân của Đài Loan.

Người Hán Đài Loan chủ yếu đến từ hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông của bờ đối diện eo biển, người Hán Đài Loan chia làm 3 nhóm lớn là Chương, Tuyền, Khách, do bởi người Tuyền Châu – Mân Nam đa số sinh sống gần biển, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, phơi muối, nuôi trồng, buôn bán trên biển, cho nên khi họ vượt biển sang Đài Loan, đại đa số cũng đều chọn khu vực vùng biển để cư trú, cuộc sống gắn liền với đại dương.

7000-6000 năm trước, khu vực từ Ngọc Sơn ven theo vực sông suối Tăng Văn đến Đài Nam là phạm vi sinh hoạt của người dân tộc Cou. Sau này thế hệ sau lai với người dân tộc bản địa đồng bằng Siraya - Đài Oa Loan Xã trở thành nhóm dân tộc Taivoan, còn được gọi là dân tộc đồng bằng Tứ Xã. Khoảng 300 - 400 năm trước, nhóm dân tộc Siraya chủ yếu phân bố tại vành đai bình nguyên Đài Nam, nhóm dân tộc Taivoan (dân tộc cận Siraya) phân bố tại trung du suối Tăng Văn của bình nguyên Đài Nam. Thời kỳ Hà Lan thống trị, thống kế dân số các nhóm dân tốc đồng bằng hiển thị, dân số thôn làng trên bình nguyên phía Nam có nhiều khác biệt so với các địa phương khác. Các thôn làng nằm trên bình nguyên Đài Nam như Tiêu Lũng, Ma Đậu, Tân Cảng, Loan Lý đều tương đối lớn.

Ngày 21 tháng 04 năm 1661, Trịnh Thành Công đã đem 25 nghìn người, hàng trăm chiếc tàu thuyền xuất phát từ Liệu La Loan - Kim Môn, qua Bằng Hồ, lên bờ tại Lộc Nhĩ Môn và Hòa Liêu Cảng ngoài tính toán của địch. Trước tiên đoạt lấy thành Xích Khám (hiện là thành phố Đài Nam) phòng thủ yếu kém của quân Hà Lan với binh lực chiếm ưu thế, tiếp tục vây ép thời gian dài đối với thủ phủ kiên cố thành Đài Loan (hiện là khu An Bình, thành phố Đài Nam). Trải qua cuộc chiến 9 tháng gay go, với sự ủng hộ của các di dân người Hán được cha ông hỗ trợ vượt biển đã đánh bại người Hà Lan vào năm 1662, buộc Tổng đốc thực dân Frederick Coyett ký tên đầu hàng vào ngày 01 tháng 02 năm 1662, ròi khỏi Đài Loan. Từ đó ông đã lễ tạ sông núi, ban lệnh khai hoang, xây dựng vương quốc Đông Ninh, lập thiên hạ nhà Trịnh, sở hữu lãnh thổ phía Nam Đài Loan và một phần phía Đông, thiết lập "Phủ Thừa Thiên", đổi Đài Nam thành "Đông Đô". Thôn phường hoặc khu xã của thành phố, thị trấn, huyện Đài Nam hiện nay không ít nơi đã sớm được hình thành từ 400 năm trước.

Đông Sa


Điện thoại: (07) 360-1898
Fax: (07) 360-1839
Địa chỉ: Số 24, đường Đức Dân, khu Nam Tử, thành phố Cao Hùng 811
Trang web Công viên quốc gia Đại Dương ( liên kết

Công viên quốc gia Đông Sa Hoàn Tiêu - Cảnh quan đảo Đông Sa (hình: Hung, Wu-Hsiong) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Đông Sa Hoàn Tiêu
- Cảnh quan đảo Đông Sa
(hình: Hung, Wu-Hsiong) (Hình ảnh)

 

Rạn san hô Đông Sa nằm tại phía Bắc Nam Hải, bề ngoài rạn san hô giống như mặt trăng tròn đầy tháng, được hình thành kiến tạo từ lịch sử chục triệu năm của rạn san hô, do bởi địa lý, sinh thái đặc biệt, nên đã sở hữu sinh vật đại dương phong phú đa dạng, đặc biệt quy hoạch làm Công viên quốc gia Đông Sa Hoàn Tiêu, phạm vi lấy rạn san hô hình tròn làm trung tâm, cộng thêm với khu biển 12 dặm bên ngoài rạn san hô tròn làm biên giới, tổng diện tịch khu vực biển và đất liền khoảng hơn 353.667,95 hecta. Lớn hơn cả tổng diện tích của 6 Công viên quốc gia hiện có, tương đương với 1/10 đảo Đài Loan, phạm vi bao gồm các hệ thống sinh thái khác nhau nhưng dựa vào nhau tồn tại như đảo biển, rừng bờ biển, đầm phá, khu liên triều, rạn san hô, lòng tảo bẹ và đại dương v.v..., đặc tính nguồn tài nguyên khác với hệ sinh thái rạn san hô ven biển Đài Loan, tính phức tạp cao hơn rất nhiều so với sinh thái đất liền.

Công viên quốc gia Đông Sa được thành lập vào tháng 01 năm 2007, danh tiếng này khá vang vọng song rất ít người có thể tới sát gần để thấy được đảo nhỏ và rạn san hô, nằm tại đoạn phía Bắc Nam Hải, giữa Hồng Kông, Đài Loan và đảo Lữ Tống, là cổng lớn phía Nam của hai bờ eo biển Đài Loan. Rạn san hô vòng tròn cách Cao Hùng về phía Đông Bắc khoảng 240 dăm (444 km), phía Nam cách đảo Thái Bình - Nam Sa 640 dặm (1.185 km), diện tích rộng hơn 80 nghìn hecta, chủ yếu được hình thành kiến tạo từ các rạn san hô, đảo Đông Sa là khu vực đất liền nổi trên mặt biển duy nhất của rạn san hô hình tròn, khu vực hành chính được chia cho Chính quyền thành phố Cao Hùng quản lý thay.



Đường kính rạn san hô hình tròn khoảng 25 km

Công viên quốc gia rạn san hô tròn có môi trường sinh thái phong phú, trong khuôn viên bao gồm đảo Đông Sa và rạn san hô tròn. Trong đó, đảo Đông Sa có hình móng ngựa, nổi lên mặt nước nhiều năm, địa thế của toàn bộ hòn đảo thấp bằng, nơi cao nhất chỉ cách mặt nước biển có 7,8 mét, Đông Tây dài khoảng 2.800 mét, rộng khoảng 865 mét, tổng diện tích khu vực đất liền 174 hecta, trên đảo có cát vỏ sò, không có thực vật che lấp rõ rệt trên địa hình, có nhiều cây bụi nhiệt đới thấp lùn, phía Tây hòn đảo có hai dải cát kéo dài, ôm vòng lấy một đầm phá nhỏ, ngoại hình trông rất giống con cua lớn loài còng biển, khi nước thủy triều của đầm phá rút xuống, nước sâu không tới 1 mét. 

Rạn san hô tròn Đông Sa là một rạn san hô hình tròn với đường kính khoảng 25 km, nền rạn dài khoảng 46 km, rộng khoảng 2 km, khi nước biển rút xuống, nền rạn xung quanh có thể nổi lên mặt nước. Phần đế rạn san hô nằm trên bậc thềm Đông Sa ở độ sâu dốc đất liền khoảng 300~400 mét, bao gồm có các địa hình đặc biệt như nền rạn san hô, đầm phá, bãi cạn, bãi nông, đường thủy và đảo biển. Căn cứ theo suy đoán, việc hình thành rạn san hô Đông Sa cần thời gian chục triệu năm, là cảnh quan cấp thế giới.

 

San hô lỗ trục hình bàn, hình nhánh là vật tạo rạn chủ yếu

Khí hậu Đông Sa thuộc khí hậu đảo biển cận nhiệt đới, nhiệt độ bình quân trong năm là 26°C, lượng nước mưa hàng tháng không đều, tập trung mưa vào tháng 04 đến tháng 09. Nhóm san hô rạn tròn thuộc san hô vùng biển nhiệt đới điển hình, chủ yếu là san hô lỗ trục hình bàn và hình nhánh, phân bố chính trên bề mặt sườn rạn và hai bên khe rãnh, hiện tại có 250 loài san hô được ghi chép, trong đó có 14 loài được ghi chép mới, bao gồm san hô lam và san hô nhánh tám chiều.

Vùng biển rạn san hô rộng lớn này, có kết cấu không gian phức tạp, cung cấp nơi sinh sống, sinh sôi cho các sinh vật đại dương, có 556 loài cá, trong đó có rất nhiều loài cá mà vùng biển Đài Loan chưa từng ghi chép, như cá vằn vàng nâu, cá he, cá chìa vôi, cá blenny v.v... Ngoài nhóm các và loài san hô phong phú đa dạng ra, vùng biển rạn san hô Đông Sa còn ấp ủ vô số những động vật không sương sống màu sắc sặc sỡ, hiện tại ghi chép tới 175 loài động vật thân mềm, 28 loài động vật da gai, 33 loài động vật giác xác.

Ngoài khơi hòn đảo đơn lẻ đảo Đông Sa, có môi trường sống như đầm phá, vùng biển và khu liên triều v.v..., vì thế trở thành nơi dừng chân của các loài chim di cư quá cảnh, trên đảo cũng có số ít loài chim cư trú và chim trú đông, ghi chép có 130 loài chim, chủ yếu là họ dẽ, họ diệc, họ mòng biển. Do bởi diện tích nhỏ hẹp, địa hình đơn điệu, thực vật, côn trùng và đọng vật có xương sống tương đối thiếu, thực vật nguyên sinh có 72 loài, côn trùng có 125 loài.

Dưới đáy biển có 29 chiếc thuyền đắm có thể cung cấp cho công tác khảo cổ   Rạn san hô Đông Sa có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại nằm trên đường hàng hải Nam Hải, từ cổ chí kim không chỉ thuyền cá tấp nấp không ngừng, tàu thuyền thương mại cũng thường xuyên lui tới, song gần vùng biển này có nhiều rạn san hô ẩn dưới bãi nông, và có nhiều bão vào mùa hè, cho nên sự cố hàng hải có nhiều lời truyền, vì thế Nam Hải cũng đã trở thành một trong những vùng biển tập trung thuyền chìm nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê, từ trước đến nay những chiếc tàu thuyền mắc cạn hoặc chìm dưới biển gần vùng biển rạn san hô Đông Sa khoảng 28 chiếc, vì thế có thể suy xét hợp lý tài sản văn hóa dưới nước tại vùng biển rạn san hô Đông Sa vô cùng phong phú, rất nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ đại dương quốc tế rất có hứng thú đối với việc nghiên cứu này, trong tương lai rất có tiềm lực nghiên cứu hợp tác khảo cổ đại dương quốc tế.

Rạn san hô Đông Sa với cái tên gọi gần gũi, nhưng là vùng đất xa lạ, giống như chiếc nhẫn kim cương rớt xuống biển xanh sâu thẳm, luôn là bảo vật khiến ngư dân thèm muốn hàng nghìn năm nay. Đảo Đông Sa là một trong những đảo biển được khai thác sớm nhất trong các hòn đảo Nam Hải, ngư dân đến vùng biển Đông Sa tiến hành đánh bắt cá, sớm nhất có thể suy tính đến hơn 1.000 năm trước, "Quảng Châu Ký" thời Tấn nhắc tới "châu San Hô (Đông Hoản - Quảng Đông) tại 500 dặm về Huyện Nam. Người xưa đánh bắt cá ngoài khơi, có được san hô", "châu San Hô" trong bài văn chỉ đảo Đông Sa và rạn san hô hình tròn của nó, tuy nhiên nghìn năm nay thường có ngư dân lui tới, song do diện tích đảo Đông Sa nhỏ bé, từ trước tới nay đều không có người cư trú lâu dài trên đảo. 

Kết tạo đại dương vất vả chục triệu năm, tạo lên rạn san hô tròn Đông Sa lớn nhất và hoàn chỉnh nhất của Tây Thái Bình Dương, tuy bị đánh bắt bất đáng gây hao tổn sinh thái khiến trái tim tan vỡ tiếc thương, song năm 2007 Đài Loan đã thành lập Công viên quốc gia đại dương và tích cực phục hồi, tin rằng thế giới đầy ắp sức sống tươi đẹp dưới đáy biển sẽ hồi sinh tái hiện, khiến cho chiếc nhẫn trên biển mỹ lệ nhất này rực rỡ trở lại.

 

Kim Môn

Điện thoại: (082) 313-100
Fax: (082) 313-134
Địa chỉ: Số 460, đoạn 2, đường Bá Ngọc, xã Kim Ninh, huyện Kim Môn 89248

Trang web Công viên quốc gia Kim Môn ( liên kết

Công viên quốc gia Kim Môn – Sơn Hậu Trung Bảo (hình: Liao, Tong-Kun) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Kim Môn – Sơn Hậu Trung Bảo
(hình: Liao, Tong-Kun) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Kim Môn nằm tại duyên hải ven biển Mân Nam, diện tích 3.528,74 hecta, là một Công viên quốc gia chủ yếu bảo tàng văn hóa, chiến dịch, di tích lịch sử. Theo tình hình thay đổi của hai bên bờ eo biển, vai trò của trận địa tiền tuyến Kim Môn cũng vì thế chuyển đổi, năm 1992 chấm dứt chính vụ trận địa.

Khu vực Kim Môn do trải qua chiến dịch Cổ Ninh Đầu và chiến dịch 823, đã bảo vệ sự ổn định cho vùng biển Đài Loan, trong lịch sử cận đại, vai trò độc đáo và ý nghĩa lịch sử của nó, là giữ gìn bảo vệ cẩn thận di tích lịch sử chiến dịch, tài sản nhân văn và nguồn tài nguyên tự nhiên của nơi đây, đặc biệt là vào năm 1995 đã thành lập Công viên quốc gia. Công viên quốc gia Kim Môn là Công viên quốc gia thứ 6 được thành lập tại Đài Loan, phạm vi bao gồm khu vực giữa đảo Kim Môn và cục bộ góc Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc, chia riêng làm 5 khu là khu Thái Vũ Sơn, khu Cổ Ninh Đầu, khu Cổ Cương, khu Mã Sơn và khu Liệt Tự Đảo, chiếm 1/4 tổng diện tích Kim Môn.

Địa chất trong khu vực chủ yếu là đá phiến ma hoa cương, động vật hoang dã phong phú, thôn làng truyền thống và di tích chiến dịch lịch sử được lưu giữ hoàn chỉnh là nét đặc sắc chủ yếu của Công viên, cũng là một Công viên quốc gia đầu tiên trong nước chủ yếu duy trì bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, kỷ niệm chiến dịch, kiêm bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên.


Nét đẹp kiến trúc phong cách cổ kính Mân Nam

Kim Môn là một hòn đảo nhỏ ngoài biển, trước đây được thừa hưởng nền văn hóa Mân Nam xa xưa. Trong thời , cận đại, nó chịu ảnh hưởng văn hóa kiều hương, về mặt nhân văn đã lưu giữ được rất nhiều tài sản quý báu và hiếm có. Thôn làng nơi đây có nét nhỏ bé và đơn giản, lại có bố cục tinh tế nhã nhặn, lưng ngựa, giá chống, mái ngói uốn cong, tòa nhà tây dương có nét Đông Tây kết hợp, và các loại trang trí điêu khắc khác nhau, đều mang những câu chuyện thú vị.

Ngoài nét đẹp thôn làng, kiến trúc, khu vực Kim Môn còn giữ lại được di tích lịch sử hấp dẫn, phạm vi bên trong địa bàn có 11 nơi, ví dụ bảo tháp Văn Đài, biệt thự Dậu Đường họ Hoàng, phòng hiếu mẫu Khưu Lương Công v.v..., Ông Sư Tử cũng là nét tín ngưỡng địa phương tương đối đặc sắc. Những văn vật cổ đại thời Minh - Thanh cho đến nay, không chỉ chứng kiến những biến đổi hưng suy của lịch sử, mà còn lưu lại một nỗi nhớ hoài cổ người và cảnh xưa, đánh dấu nét vinh quang và kiêu hãnh của Kim Môn.


Sử tích chiến địa là nét đặc biệt nhất

Năm 1949 Chính quyền Quốc Dân Đảng rời đến Đài Loan, ngày 25 tháng 10 cùng năm, quân đội Cộng Sản tập kết vào vành đai đất liền tại Cổ Ninh Đầu, đối đầu trực diện với quân đội Quốc Dân., Trải qua 56 giờ chiến đấu lịch sử, quân đội Quốc Dân đã đẩy lùi kẻ địch, lịch sử gọi là “Đại thắng Cổ Ninh Đầu”. Ngày 23 tháng 08 năm 1958, quân Cộng Sản tiếp tục phát động nã pháo quy mô lớn vào Kim Môn, cuộc chiến kéo dài 44 ngày, đây chính là "Trận nã pháo 823" nổi tiếng, sau đó hai bên lần lượt ngày lẻ bắn ngày chẵn nghỉ, tình trạng này tiếp diễn hơn 20 năm, số lượng đạn bắn của pháo chiến lên đến gần triệu phát.

Nhu cầu trang thiết bị chuẩn bị cho chiến dịch lâu dài, khiến cho công tác phòng thủ trên đảo cần hoàn thiện, gột rửa lửa đạn, là dấu vết không thể xóa bỏ còn sót lại, ví dụ đường hầm chiến đấu dưới đất của thôn làng Quỳnh Lâm, là đường hầm xuồng Trạch Sơn được mở lối vận chuyển, nhiều cọc chống nhảy dù không quân, tòa nhà tây dương Bắc Sơn mang đầy vết đạn v.v... Theo sự thay đổi thời cục, sử tích có liên quan của chiến dịch và các trang thiết bị quân sự, từng thứ đều đã được liệt kê vào khu vực bảo tàng của Công viên quốc gia, du khách có thể đi theo dấu vết này, hiểu được diện mạo lịch sử được thể hiện dưới mạnh vụn khói lửa chiến tranh.


Địa chất đa số là đá hoa cương hoặc tầng sét đất đỏ

Địa chất khu vực Kim Môn thuộc đoạn giữa vành đai đá biến chất của Mân Đông, có đặc chưng tính đá gần với khu vực duyên hải Phúc Kiến lân cận, tầng đá nền tảng chủ yếu là đá phiến ma hoa cương phân bố rộng rãi, khu vực cục bộ thì có đá hỗn hợp và đá hoa cương. Nói chung, địa chất của đảo Kim Môn đơn thuần, chia đảo Kim Môn thành hai nửa Đông và Tây theo vành đai Nghĩa Nhất – Quỳnh Lâm, phần nửa Đông có lượng lớn đá phiến ma hoa cương rõ rệt, phần nửa Tây với chủ thể tầng đất sét đỏ.

Kim Môn trong khuôn viên và hệ Liệt Tự thuộc đảo biển nhỏ phụ nhiệt đới, địa hình được hình thành bởi dốc nghiêng lâu năm, nền đất sét đỏ, đất thấp bờ biển; Bề ngoài tổng thể là nền đất thấp lùn bao quanh đồi dốc đá hoa cương trên nền đất lồi lên, điểm cao nhất là độ cao Thái Vũ Sơn chỉ 253 mét. Nền đất sét đỏ phần nửa Tây, mặt đất đa số được lưu giữ hoàn chỉnh, nhưng cục bộ do bị cắt thành địa hình xấu. Do bởi hình thái nước mưa nên có mùa rõ rệt, cộng thêm với dòng suối trên đảo thiếu lưu lượng cơ bản, khiến cho mặt nền đất phân bố những khe suối khô cạn, trong đó một phần khe rãnh là sản vật hoạt động của loài người trong lịch sử.


Mật độ chim muông hàng đầu toàn Đài Loan

Được quản lý bảo hộ giới nghiêm và chính vụ chiến địa trước đây, khu vực Kim Môn vẫn giữ lại được rất nhiều cảnh quan tự nhiên nguyên thủy. Trong thời kỳ quân quản, để đáp ứng nhu cầu ngụy trang và ngăn chặn, kế hoạch tạo rừng khôi phục nâng cấp, đã dần dần tạo lên diện mạo xanh mướt rậm rạp trên toàn đảo, cũng vì thế mà được đặt cái tên tươi đẹp là "Công viên màu xanh trên biển".

Thực vật nguyên sinh của Kim Môn có khoảng hơn 400 loài, rất ít bị người can thiệp vào bờ biển, đất ngập nước, đã phát triển thành sinh thái khu liên triều đa dạng phong phú, trong đó "sam" hóa thạch sống nổi tiếng nhất, chúng sinh tồn trên địa cầu đã năm 300 triệu năm, những năm gần đây số lượng giảm đáng kể, là động vật được bảo tồn cần được coi trọng. 

Kim Môn càng thu hút sự quan tâm là những vị khách quý bay lượn trên bầu trời, trong khuôn viên có hơn 280 loài chim, mật độ đứng hàng đầu toàn Đài Loan, trong đó chích chòe than, bói cá nhỏ mà Đài Loan chưa phát hiện thấy, đầu rìu, quạ khoang, sả đầu nâu cũng rất ít thấy ở Đài Loan, ngoài ra, khu vực này cũng là nơi quá cảnh của loài chim di cư, loài chim di cư như chim cốc trú đông thành bày đàn, là một đặc điểm lớn vào mùa đông tại Công viên quốc gia Kim Môn.

Sau khi kết thúc chiến tranh, những lỗ lõm của lỗ đạn có phải vẫn cón giữ lại ký ức của khói đạn xưa? Sử tích chiến địa độc hữu của Kim Môn, vùi sâu trong thổ nhưỡng đá hoa cương, xuyên thấu vào trong những kiến trúc phong cách cổ kính Mân Nam. Vị trí địa lý đặc biệt, khiến cho Kim Môn trở thành phòng tuyến hàng đầu bảo vệ an toàn cho Bằng Hồ - Đài Loan, di tích lịch sử không thể xóa mờ để lại sau nhiều chiến dịch thê thảm, như chiến dịch Cổ Ninh Đầu, tòa nhà tây dương Bắc Sơn, đường hầm dưới đất, cột chống không quân nhảy dù, cột chống lên bờ, Trạm quan sát Mã Sơn và Trạm phát thanh v.v..., phong cảnh chiến địa, khiến cho Công viên quốc gia Kim Môn cho dù quy mô nhỏ bé, nhưng vẫn đặc biệt hơn so với các Công viên quốc gia khác.

Nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn tài nguyên chim muông phong phú, là một bảo tàng khác của Công viên quốc gia Kim Môn, có rất nhiều loài chim không thấy ở Đài Loan, ẩn mình trong rừng gỗ sồi, mùa thu hàng năm đến cuối xuân năm sau, có thể thấy được lượng lớn bày chim di cư tập trung bên hồ sinh sống và tìm kiếm thức ăn, cấu thành bức tranh tự nhiên hữu tình nên thơ. Tuy gai sắt pháo đài vẫn còn, nhưng sau khi Kim Môn gỡ bỏ khiên giáp được vũ khí, dọn sách từng lỗ từng đạn trong gió biển hiền hòa, mùi vị khói đạn cũng đã dần dần tiêu tan, thời đại chiến tranh ác liệt đạn bay như mưa, hiện đã được thay thế bằng Công viên quốc gia tĩnh lặng hòa bình.

Tuyết Bá

Điện thoại: (037) 996100
Fax: (037) 996302
Địa chỉ: Số 100 Thủy Vĩ Bình, thôn Phú Hưng, xã Đại Hồ, huyện Miêu Lật 36443

Trang web Công viên quốc gia Tuyết Bá (liên kết

Công viên quốc gia Tuyết Bá - Tuyến Thánh Lăng ánh hoàng hôn (hình: Lan, Zhen-Dong) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Tuyết Bá
- Tuyến Thánh Lăng ánh hoàng hôn
(hình: Lan, Zhen-Dong) (Hình ảnh)

 

Công viên quốc gia Tuyết Bá có diện tích 76.850 hecta, thành lập vào năm 1992, là một linh địa tươi đẹp núi cao vực sâu, địa thế gập ghềnh, cũng là Công viên quốc gia địa hình núi cao thứ ba của Đài Loan. Trong khuôn viên có 51 ngọn núi cao trên 3.000 mét, trong đó có 19 ngọn núi được liệt kê làm bách nhạc Đài Loan (một trăm ngọn núi khám phá đi bộ leo núi), bao gồm một phần tinh hoa nhất của dãy núi Tuyết Sơn, và lưu vực suối Đại Giáp và suối Đại An, gánh trọng trách bảo vệ các loài giống đặc biệt, khu trữ nước, sinh thái rừng sâu và tính đa dạng sinh vật.

Địa hình trong khuôn viên biến hóa phong phú, như thung lũng Tuyết Sơn, dãy núi Đông Bá, vực Bố Tú Lan, nếp gấp núi Phẩm Điền và đá nhũ v.v..., cảnh đẹp được tạo hóa khiến ta phải suýt xoa tán thán, cộng thêm với địa chất dãy núi Đài Loan là thực vật hiếm có từ trước tới nay, và các loài động vật hy hữu được bảo tồn như cá hồi masu, bướm phượng đuôi rộng Đài Loan, nơi đây đã tăng thêm sức lôi cuốn tươi đẹp bởi sự thần bí của tự nhiên lớn.

Dãy núi nằm ngang, ít tiếp cận, là đặc tính du lịch của Công viên quốc gia Tuyết Bá, cũng vì thế giữ được diện mạo nguyên thủy tự nhiên, ít bị con người can thiệp. Trong khuôn viên có 3 cửa Trung tâm du khách là Vũ Lăng, Quán Vụ và Tuyết Kiến, cung cấp các thông tin du lịch và dịch vụ giải thích, là khởi điểm tốt nhất cho du khách đến tham quan Công viên.


Tuyến Thánh Lăng hơn 10 km trên dãy núi Tuyết Sơn

Dãy núi Tuyết Sơn là dãy núi lớn thứ hai của Đài Loan, nó và dãy núi Trung Ương đều được đùn ép hình thành do hoạt động tạo núi vào 5 triệu năm trước, được cấu thành từ đá trầm trích tích tụ mảnh đất liền Âu Á. Công viên quốc gia Tuyết Bá lấy cảnh quan sinh thái của dãy núi Tuyết Sơn làm trục chính, trong khuôn viên nổi tiếng với dãy núi Tuyết Sơn cao nhất và ngọn núi Đại Bá.

Tuyết Sơn là dãy núi cao thứ hai của Đài Loan, mốc cao 3.886 mét, còn ngọn núi Đại Bá mốc cao 3.492 mét được địa hình núi đặc biệt, nên có tên gọi là kỳ phong thế kỷ. Dãy sườn từ Tuyết Sơn đến ngọn núi Đại Bá kéo dài hơn 10 km, dãy núi gập ghềnh, hiểm trở tráng lệ, có địa chất, phong phú, cảnh quan địa hình đa dạng, giới leo núi gọi nó là "tuyến Thánh Lăng". Tuyến Thánh Lăng và Vũ Lăng Tứ Tú lân cận có khí tượng và cảnh quan thay đổi đa dạng, động thực vật sinh tồn và sinh sôi thịnh vượng, có hệ thống đường đi bộ được quy hoạch hoàn thiện, trở thành tuyến đường du lịch leo núi trải nghiệm tự nhiên và giáo dục môi trường tốt nhất. Cảnh quan địa hình đặc biệt có thung lũng Tuyết Sơn, Thúy Trì, gập khúc núi Phẩm Đức, vực Tố Mật Đa, sông Vũ Lăng, đồi Hoàn Sơn Hoàn Lưu, Khúc Lưu v.v...


Ngọn núi Đại Bá phân nhánh 4 dòng sông

Tuyến Lăng hình chứ nhân của ngọn núi Đại Bá kéo dài về hướng Nam, là đầu nguồn nước chủ yếu của dòng sông trong khuôn viên Công viên quốc gia Tuyết Bá, chia khu vực này thành 4 lưu vực; Phía Đông Bắc là khu trữ nước đầu nguồn sông nước ngọt, có địa hình vực sống thượng du tiêu chuẩn; Phía Đông Nam là lưu vực suối Đại Giáp, nhiều phân nhánh, có suối Thất Gia Loan, suối Tư Giới Lan, suối Chí Lạc và suối Thất Á Tang v.v..., là một trong những vực suối có quy mô lớn nhất của Đài Loan. Còn phía Tây là lưu vực suối Đại An, phạm vi rộng lớn, chiếm nửa diện tích khuôn viên, suối Mã Đạt La, suối Tuyết Sơn, suối Bắc Hanh, suối Nam Hanh, đều là nhánh chảy thượng du của nó, phía Tây Bắc thì thuộc lưu vực thượng du của suối Đầu Tiền. Lượng nước mưa phong phú thu nạp vào trong những dòng sông nhỏ, Công viên quốc gia Tuyết Bá vì thế đã ấp ủ nguồn nước sạch dựa vào đó sinh tồn của Bắc, Trung Đài Loan.


Cá hồi masu bơi lượn trong suối

Địa hình phức tạp và khí hậu đa biến hóa khiến cho sự sống rừng núi nơi đây lúc lên lúc xuống, từ vực sông suối Đại Khê cách mực nước biển 760 mét, đến ngọn núi Tuyết Sơn cách mực nước biển 3.886 mét, địa hình Công viên quốc gia Tuyết Bá chênh lệch độ cao hơn 3.000 mét, vì thế khí hậu phân bố theo chiều dọc từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, khiến cho việc hình thành và hình tượng rừng cây phong phú nhiều biến đổi, ngoài thảm thực vật bờ biển ra, khu vực này còn bao gồm toàn bộ các nhóm thực vật từ mực biển thấp cho đến núi cao. Trong đó, rừng bách tròn Ngọc Sơn diện tích rộng, rừng thông, rừng thuần cây Đài Loan v.v..., đều nổi tiếng là hiếm có và đặc hữu. Thung lũng Tuyết Sơn và khu núi cao lạnh lân cận, cũng đã giữ được hệ sinh thái núi cao hoàn chỉnh. 

Thực vật được quản chế trong khuôn viên có hơn 1.135 loài, như lan một lá Đài Loan, đỉnh tùng, phương tiên hoa, nguyệt quế v.v..., đều là loài đặc hữu quý giá. Do bởi rừng sâu rậm rạp, dãy núi và hệ thống sông ngòi độc lập, trong khuôn viên có các sinh vật phong phú, bao gồm 33 loài động vật có vú, 150 loài chim muông (bao gồm 14 loài đặc hữu), 16 loài cá nước ngọt, và gần trăm loài bươm bướm. Đặc biệt nhất đó là cá hồi masu cấp quốc bảo, nó là sinh vật tiến hóa từ thời kỳ Băng Hà, hiện tại chỉ sinh sống tại suối Thất Gia Loan, số lượng cũng chỉ có vài trăm con, do đó trong khuôn viên đặc biệt thiết lập khu vực bảo tồn nuôi cấy.


Nơi bắt nguồn văn hóa của hai dân tộc Tayal và Sai-siat

Trong khuôn viên, hiện tại đã khong còn người dân tộc bản địa cư trú, nhưng ngọn núi Đại Bá là đường lỗ quan trọng của dân tộc Tayal di chuyển ra ngoài từ khu vực trọng tâm, khiến cho khu vực thượng du hệ thống sông ngòi cạnh ngọn núi Đại Bá trở thành khu vực tụ tập nhóm dân tộc, cũng là nơi khởi phát của Tổ tiên trong truyền thuyết của dân tộc Sai-siat. Người dân tộc Tayal với số người đông hơn sinh sống phân tán tại khu vực cách mực nước biển 1.000 đến 1.500 mét, khí hậu mát mẻ, là sườn đồi và bậc sông thích hợp trồng trọt và săn bắn, có truyền thống xăm mặt đặc sắc trong văn hóa; Tây Lộc nơi dân tộc Tayal phân bố cũng có người dân tộc Sai-siat sinh sống, phân bố ở độ cao 500 đến 1000 mét, người Sai-siat nổi tiếng với tế Thần linh đặc sắc thần bí. 

Ngoài ra, các ngày nay 3500 năm trước, xung quanh khuôn viên có văn hóa gốm đằng văn, có tính đại diện nhất được phân bố ở độ cao chính là di chỉ Thất Gia Loan cách mực nước biển 1.698 mét, và nó cũng chính là di chỉ thời đại đồ đá mới ở mực nước biển cao nhất phát hiện thấy ở Đài Loan. Theo khảo sát, loài người tiền sử đương thời đã biết chế tạo lưới đánh cá, và cá mà họ đánh bắt được có thẻ là loài cá quốc bảo hiện nay – cá hồi masu.

Tuyến Thánh Lăng xếp dựng đứng, khí thế như một vương giả, ngắm nhìn từ xa, lời ca vang vọng từ xa của dân tộc Tayal, truyền đến từ trong làn không khí mỏng manh. Công viên quốc gia Tuyết Bá trên núi cao, cuối năm có nhiệt độ mát mẻ, ngắm sương mù từ phía Tây Bắc, do vị trí địa hình núi cao đặc biệt, sương mù cuối năm uốn quanh, dường như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh đẹp như mơ, còn ngằm nhìn tuyến Thánh Lăng từ xa trên đường rừng núi Lạc sơn, ánh năng rọi chiếu, có thể thấy được đường cong mỹ lệ mềm mại nhất.

Còn Vũ Lăng, mùa xuân với hoa anh đào rừng, hoa mai đua nhau khoe sắc, mùa hè với vai chính là những chú uyên ương, bướm phượng hè, tô điểm cho trời xanh bao la nước trong xanh, mùa thu là thời kỳ sinh sôi của cá hồi masu, loài cá đáng yêu cổ đại này có thân hình thật thà chất phác, đốm sắc vàng đen, bơi lội tung tăng trong dòng suối Thất Gia Loan mát lạnh, ghi chép lại từng li từng tý những sự việc diễn ra từ thời kỳ Bằng Hà cho đến nay, quần núi đồ sộ, địa hình hy hữu, nhóm thực vật phong phú, cá quốc bảo sinh sống, đây là điều đáng quý hiếm có, không thể kể bằng lời của Công viên quốc gia Tuyết Bá.

Thái Lỗ Các

Điện thoại: (03)8621100-5
Fax: (03)8621083
Địa chỉ: Số 291 Phú Thế, thôn Phú Thế, xã Tú Lâm, huyện Hoa Liên 97253

Trang web Công viên quốc gia Thái Lỗ Các ( liên kết  )

Công viên quốc gia Thái Lỗ Các - Động Cửu Khúc (hình: Chen, Zi-Qin) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Thái Lỗ Các - Động Cửu Khúc
(hình: Chen, Zi-Qin) (Hình ảnh)

 

Công viên quốc gia Thái Lỗ Các với diện tịch 92.000 hecta, là núi vòng 3 mặt, một mặt kề sát với Công viên quốc gia đồi núi Thái Bình Dương, có dòng suối Lập Vụ chảy qua, nối liền một dải núi biển. Non nước liền kề, núi cao vực sâu là nét đặc sắc lớn nhất của địa hình nơi đây, trong khuôn viên có trên 90% đều là đất núi, ngọn núi đoạn Bắc dãy núi Trung Ương kéo dài hàng ngang, quần núi Hợp Hoan, Kỳ Lai màu đen, 3 ngọn núi hàng đầu của dãy núi Trung Ương, núi lớn Nam Hồ một trong năm ngọn núi cao, cùng nhau tạo thành cảnh quan địa lý hoàn chỉnh và độc đáo, ngoài ra địa hình đặc biệt còn có thung lũng, hẻm núi, vực đá, bậc sông trên cao và đồi dốc dòng chảy tròn v.v...

So với các Công viên quốc gia núi cao khác của Đài Loan, Thái Lỗ Các là một Công viên quốc gia dễ gần gũi hơn, leo cao men theo đường quốc lộ trải ngang miền Trung, trong vòng 1 ngày là có thể trải nghiệm khí hậu cận nhiệt đới đến cận hán đới, sự biến hóa 4 mùa xuân hạ thu đông, tùy theo độ cao cách mực nước biển khác nhau, do đó cảnh quan rừng cây lá rộng, rừng cấy lá kim và thực vật hàn nguyên núi cao cũng theo đó thay đổi, các loài động vật như chim ác là Đài Loan, khỉ my hầu Đài Loan cũng khiến cho diện mạo sinh thái nơi đây thêm phong phú.

Ngoài ra, nơi đây còn có di chỉ tiền sử, dấu vết bộ lạc (dân tộc Taroko) và sử tích nhân văn hệ thống đường bộ Cổ Kim, mạng đậm tính nhân văn. Do tính gần gũi cao, nên tài sản nhân văn phong phú, phong cảnh thay đổi đa dạng, cảnh quan dọc đường cũng rất nhiều, đường đi bộ tiện lợi, là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.


Hẻm núi Thái Lỗ Các có nét đẹp cấp thế giới

Vết cắt suối Lập Vụ hình thành hẻm núi Thái Lỗ Các, là bộ lịch sử địa chất khiến con người phải trầm trồ tán thưởng, tiền thân của hẻm núi Thái Lỗ Các là chất trầm tích dưới đáy biển, trải qua quá trình biến chất đùn ép, nhiệt độ tăng cao nhiều lần, hoạt động nâng cao tạo núi, cắt nước sông vào 4 triệu năm trước, mới dần dần hình thành lên. Do bởi đặc tính không dễ nứt vỡ, thăn chắc của đá cẩm thạch, nước sông ăn mòn cắt đứt, dần dần hình thành lên hẻm núi dường như đứng thẳng, tạo cảnh quan hẻm núi cấp thế giới.

Đồi núi trong khuôn viên giao nhau, diện tích của các ngọn núi trên 2000 mét chiếm một nửa toàn khu vực, được liệt kê làm bách nhạc Đài Loan có 27 ngọn núi, trong khuôn viên có núi lớn Nam Hồ, dãy núi Kỳ Lai, quần núi Hợp Hoan, đỉnh núi Trung Ương là nổi tiếng nhất.


Mực nước biển chênh lệch lớn, khí hậu phân bố theo chiều dọc

Thái Lỗ Các non xanh nước biếc, trong khuôn viên có nhiều hẻm núi cao, dễ tạo ra các cảnh quan mây trời như biển mây, khí sương, sương mù, cảnh tuyết, nguồn tài nguyên cảnh quan đặc biệt do tự nhiên ban tặng này, khiến cho Thái Lỗ Các đong đầy cảm giác linh khí và thần bí. Ngoài ra, do núi cao sừng sững, mỗi một ngọn núi đều cso tác dụng cách ly sinh sản, trở thành hòn đảo núi cao độc lập về sinh thái. Địa hình cao thấp chênh lệch khiến cho khí hậu nơi đây phân bố theo chiều dọc từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, nuôi dưỡng rất nhiều loài động thực vật, đặc tính hòn đảo núi cao tạo ra nhiều loài giống đặc hữu đáng quý.

Thảm thực vật đá vôi là đặc biệt nhất

Khu rừng Công viên quốc gia Thái Lỗ Các rậm rạp và hoang sơ, bao gồm sự thay đổi từ bờ biển đến núi cao, với độ cao chênh lệch 3.742 mét. Công viên có, khí hậu, địa hình và quần thể thực vật thay đổi phức tạp, có hơn 1500 loài thực vật phân bố, trở thành môi trường sống quan trọng cho các loài động vật hoang dã. 80% loài chim cư trú, nửa số động vật có vú sống trên cạn, 250 loài bươm bướm, hàng vạn loài côn trùng tại Đài Loan, đều có thể được phát hiện tại đây.

Trong số các loài thực vật, thì loài thực vật sinh sống trong môi trường nham đá vôi là đặc biệt nhất, như mơ trân châu, cây sáng mắt Thái Lỗ Các, hoàng liên gai Thái Lỗ Các, cây bách tròn thanh thủy v.v..., đều là loài đặc hữu chỉ có ở Thái Lỗ Các. Ngoài ra, quần núi lớn Nam Hồ cũng là một trong các khu vực có sinh thái núi cao phong phú nhất tại Đài Loan, hàng năm mùa tuyết hơn 4 tháng, môi trường cao lạnh thích hợp cho động thực vật núi cao sinh tồn, vì thế đã giữ được rất nhiều loài giống đặc hữu và hiếm thấy, thảm thực vật nham đá vôi và thực vật núi cao, có thể nói là nguồn tài nguyên thực vật mang tính đại diện nhất của Công viên quốc gia Thái Lỗ Các.


Diện tích lưu vực suối Lập Vụ chiếm 2/3 khu Công viên

Dòng sông trong khuôn viên Công viên quốc gia Thái Lỗ Các lấy dãy núi Tích Lương làm hướng nhán chính chảy theo phía Đông Tây. Phía Đông là lưu vực suối Lập Vụ, diện tích chiếm 2/3 tổng thể Công viên quốc gia, nguồn đầu từ giữa núi Hợp Hoan và núi Bắc Kỳ Lai, dòng chảy chính xuyên qua giữa Công viên, nhánh dòng chảy hợp lại từ phía Tây và phía Bắc, là dòng sống chủ yếu nhất trong khuôn viên. Phía Tây dãy núi Tích Lương là dòng thượng du suối Đại Giáp và suối Trược Thủy, gồm suối Nam Hồ, suối Nhĩ Vô, suối Bích Lục v.v...


Dân tộc Taroko chuyển vào sinh sống hơn 200 năm

Công viên quốc gia Thái Lỗ Các ấp ủ các di tích lịch sử nhân văn phong phú gồm di chỉ tiền sử, văn hóa dân tộc Taroko và hệ thống đường cổ. Hiện tại trong khuôn viên và xung quanh phát hiện 8 di chỉ tiền sử, trong đó nổi tiếng nhất là "di chỉ Phú Thế", nằm tại cửa suối Lập Vụ, thuộc di tích lịch sử quốc gia cấp 3, tại đây phát hiện có đá đơn đứng thẳng trên mặt đất, là văn hóa giai đoạn cuối thời đại đồ đá mới cách đây 2000 năm. Dân tộc Taroko bản địa tại đây di rời tới đây sinh sống từ thượng du suối Trược Thủy từ hơn 200 năm trước, họ chọn nền đất nhỏ của bụng núi gần lưu vực suối Lập Vụ định cư, hiện tại phát hiện có 79 di chỉ bộ lạc, so với non nước lân cận, người Taroko sinh sống bằng nghề săn bắn, bắt cá, hái lượm và khẩn hoang ruộng núi.

Về đường cổ, đường đi bộ ven vách đá Thanh Thủy từ Nhân Hòa đến Thái Lỗ Các, thời kỳ trước sớm đã có tên là Bắc Lộ, được tu sửa lại vào thời kỳ nhà Thanh, là tiền thân của đường quốc lộ Tô Hoa; Đường cổ Việt Lãnh Hợp Hoan được tu sửa lại từ thời kỳ Nhật trị, lưu giữ "đường cổ vực đá Trùy Lộc" là hoàn chỉnh hơn cả; Trong khuôn viên nổi tiếng nhất là đường quốc lộ bắt ngang miền Trung, quá trình mở đường vô cùng vất vả, mồ hôi nước mắt của từng nhát búa từng nhát rìu mở đường xây dựng, tạo lên đường bộ cảnh quan quốc gia tươi đẹp của phong cảnh này.

Núi có khí phách kiên nghị của núi, sông có ý chí bền vững của sông, cơ duyên đúng lúc của chục triệu năm, khiến cho núi cao sừng sững chọc trời, vách núi thẳng đứng hiểm trở, nước biếc chảy xuyên suốt mới có cơ hội kết hợp tạo nên kỳ quan, mỗi một cảnh đẹp của Thái Lỗ Các, đều là kiệt tác giao thoa phát triển từ thời gian và không gian.

Phụ nữ dân tộc Taroko với tục xăm mặt có tay nghề thêu dệt vải rất tuyệt vời, đàn ông Taroko có kỹ xảo săn bắt cực kỳ tốt, đã ngấm vào máu từ lâu đời. Người Hán tu sửa đường bộ trăm năm nay, để lại dấu vết rìu búa thô sơ, vì sự nỗ lực của họ, đã viết lên từng trang câu chuyện về suối Lập Vụ, cũng khiến cho Công viên quốc gia Thái Lỗ Các với cảnh quan địa chất cấp quốc gia, càng thêm có chiều sâu và đáng quý hơn do thêm vào tình cảm thế giới nhân văn.

 

trở lại