Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Thông tin vườn quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Công viên quốc gia Đài Loan

"Công viên quốc gia", là khu vực tự nhiên hoặc di tích lịch sử nhân văn mang tính đại diện cho quốc gia. Kể từ năm 1872, nước Mỹ xây dựng Công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới — Công viên quốc gia Hoàng Thạch (Yellowstone National Park), cho tới nay toàn cầu đã có hơn 3800 Công viên quốc gia. Từ năm 1961, Đài Loan bắt đầu thúc đẩy công tác bảo tồn Công viên quốc gia và tự nhiên, năm 1972 sau khi lập "Luật Công viên Quốc gia", tiếp theo đó thành lập tổng cộng 9 Công viên quốc gia là Khẩn Đinh, Ngọc Sơn, Dương Minh Sơn, Thái Lỗ Các (Taroko), Tuyết Bá, Kim Môn, Đông Sa Hoàn Tiêu, Đài Giang và bốn đảo phía Nam Bằng Hồ; Để thực hiện nhiệm vụ quản lý xây dựng Công viên quốc gia một cách hữu hiệu, dưới thẩm quyền của Bộ Nội chính đã thành lập Phòng Quản lý Công viên Quốc gia, để tu sửa và bảo vệ tài sản quốc gia.

Bảng phân bố Công viên quốc gia Đài Loan
Khu vựcTên gọi Công viên quốc gia

Tài nguyên bảo tồn  chủ yếu

Diện tích (hecta)Ngày thành lập Phòng Quản lý
Khu Nam Công viên quốc gia Khẩn Đinh Nhô lên địa hình rạn san hô, rừng bờ biển, rừng mùa nhiệt đới, sinh thái đại dương di tích thời tiền sử 17,678.98
(Khu vực đất liền)
14,891.16
(Khu vực ngoài biển)
32,570.14
(Toàn bộ khu vực)
Ngày 01 tháng 01 năm 1984
Khu Trung Công viên quốc gia Ngọc Sơn Địa hình núi cao, sinh thái núi cao, đỉnh núi nhấp nhô, các cánh rừng kề sát nhau thay đa dạng, các loài động vật khá phong phú, di tích lịch sử đường cổ 103,121.40 Ngày 10 tháng 04 năm 1985
Khu Bắc Công viên quốc gia Dương Minh Sơn Địa chất núi lửa, suối nước nóng, thác nước, thảo nguyên, rừng lá rộng, bươm bướm, chim muông 11,338 Ngày 16 tháng 09 năm 1985
Khu Đông Công viên quốc gia Thái Lỗ Các Vực hẻm đá cẩm thạch, vách đá, địa hình núi cao, sinh thái núi cao, các cánh rừng kề sát nhau và các loài động vật khá phong phú, di tích lịch sử đường cổ 92,000 Ngày 28 tháng 11 năm 1986
Khu Trung Công viên quốc gia Tuyết Bá Sinh thái núi cao, địa hình địa chất, vực sông suối chảy, động thực vật hiếm có, các cánh rừng kề sát nhau thay đổi đa dạng 76,850 Ngày 01 tháng 07 năm 1992
Ngoài đảo Công viên quốc gia Kim Môn Khu đất tưởng niệm chiến dịch, di tích lịch sử, thôn làng truyền thống, hồ đầm lầy, địa hình bờ biển, hệ động thực vật đảo biển 3,528.74 Ngày 18 tháng 10 năm 1995
Ngoài đảo Công viên quốc gia Đông Sa Hoàn Tiêu Đông Sa Hoàn Tiêu là rạn san hô khá hoàn chỉnh, sinh thái đại dương mang nét đặc sắc riêng biệt, sinh vật phong phú đa dạng, là khu vực mấu chốt của nguồn tài nguyên Nam Hải và đại dương Đài Loan 178.57
(Khu vực đất liền)
353,498.38
(Khu vực ngoài biển)
353,667.95
(Toàn bộ khu vực)

Công viên quốc gia Đông Sa Hoàn Tiêu được chính thức thông báo thiết lập ngày 17 tháng 01 năm 2007  

Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Đại dương được chính thức thành lập vào ngày 04 tháng 10 năm 2007

Khu Nam Công viên quốc gia Đài Giang Sinh thái đầm lầy tự nhiên, nguồn tài nguyên văn hóa, lịch sử, sinh thái quan trọng của khu vực Đài Giang, khe rãnh nước đen và sông ngòi nguyên thủy 5.090.21
(Khu vực đất liền)
35,641.10
(Khu vực ngoài biển)
40,731.31
(Toàn bộ khu vực)
Công viên quốc gia Đài Giang được chính thức thông báo thiết lập ngày 15 tháng 10 năm 2009
Ngoài đảo Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ Nguồn tài nguyên đa dạng hóa như địa chất đá bazan, loài thực vật đặc hữu, động vật hoang dã thuộc diện bảo tồn, sinh thái rạn san hô quý hiếm và cảnh quan nhân văn nhà ở và nhà vườn kiểu ruộng bậc thang độc đáo 370.29
(Khu vực đất liền)
35,473.33
(Khu vực ngoài biển)
35,843.62
(Toàn bộ khu vực)
Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ được chính thức thông báo thiết lập ngày 08 tháng 06 năm 2014
Diện tích cộng lại (hecta)(Khu vực đất liền) 310,156.19 (Diện tích khu vực đất liền chiếm khoảng 8,62% toàn bộ Đài Loan)
(Khu vực ngoài biển) 439,494.97
(Toàn bộ khu vực) 749,651.116

Quản lý hoạt động

Công viên quốc gia của khu vực Đài Loan có gánh vác nhiều vai trò trong bảo tồn, nghiên cứu, giáo dục và tham quan du lịch, tuy nhiên nếu quản lý không đúng cách hoặc tham quan du lịch quá mức, sẽ gây cú sốc lớn đối với môi trường sinh thái nhạy cảm và yếu đuối. Vì thế, nhất định phải thành lập Đơn vị chuyên trách quản lý Công viên quốc gia – Phòng Quản lý và phải có đầy đủ nhân viên, kinh phí, đồng thời áp dụng kế hoạch phân khu để quản lý Công viên quốc gia, để đạt đến mục tiêu như đã nêu trên. Đơn vị chuyên trách quản lý Công viên quốc gia – Phòng Quản lý, áp dụng kế hoạch phân chia khu vực để quản lý Công viên quốc gia, có thể tránh được việc quan lý không đúng cách hoặc tham quan du lịch quá mức khiến cho môi trường sinh thái nhạy cảm và yếu đuối chịu cú sốc mạnh, và đồng thời đạt đến mục tiêu như đã nêu trên.

Căn cứ quy định tại Điều 12 "Luật Công viên Quốc gia", chia các khu vực của Công viên quốc gia thành các khu vực quản lý khác nhau theo đặc tính nguồn tài nguyên và hình thái tận dụng đất đai của chúng, đạt mục tiêu bảo vệ duy trì và tận dụng chức năng với các biện pháp khác nhau:

  • (I)Khu bảo vệ sinh thái: Là khu vực cimg cấp nghiên cứu sinh thái cần bảo vệ nghiêm ngặt xã hội sinh vật thiên nhiên và môi trường sinh sôi trưởng thành của chúng.
  • (II)Khu cảnh quan đặc biệt: Là khu vực cảnh quan tự nhiên đặc biệt nhạy cảm và yếu đuối, cần phải nghiêm khắc hạn chế khai thác.
  • (III)Khu bảo tồn di tích lịch sử: Là khu vực vốn có di tích lịch sử nguyên thủy, di tích lịch sử văn hóa hậu sử quan trọng và có di tích lịch sử có giá trị.
  • (IV) Khu tham quan du lịch: Là khu vực có thể phát triển các hoạt động giáo dục, vui chơi dã ngoại, và thích hợp xây dựng các cơ sở hạ tầng tham quan du lịch, khai thác nguồn tài nguyên du lịch vui chơi giải trí.
  • (V) Khu kiểm soát nói chung: Là vùng đệm giữa bảo vệ chất lượng cảnh quan nguồn tài nguyên và khu vực tận dụng, là khu vực được phép tận dụng sinh thái đất vốn có.

Phòng Quản lý Công viên Quốc gia tích cực chiêu tuyển các nhân viên chuyên nghiệp có liên quan công tác bảo tồn, thuyết trình, cảnh quan, quản lý đất Công viên một cách có hệ thống và có tổ chức, để thực hiện tốt công tác bảo tồn nguồn tài nguyên trong khu vực thẩm quyền quản lý. Nghiệp vụ của Phòng Quản lý như sau:

  • (I) Ban Quản lý Kế hoạch: Thực hiện và khảo hạch kế hoạch Công viên quốc gia, thu hồi đất đai và thỏa hiệp, giải thích các quy định của pháp lệnh và luật pháp liên quan.
  • (II) Ban Duy trì Bảo vệ Môi trường: Thiết kế quy hoạch và tu sửa bảo trì các hạng mục cơ sở hạ tầng trong khuôn viên, bao gồm bảo vệ nguồn tài nguyên, giao thông, quản lý hành chính, du lịch vui chơi, an toàn, giải thuyết, tu sửa di tích lịch sử xuống cấp v.v…
  • (III) Ban Dịch vụ Tham quan: Quản lý du khách, quy hoạch tham quan vui chơi, tu sửa bảo trì môi trường, quản lý ngành du lịch.
  • (IV) Ban Nghiên cứu Bảo tồn: Điều tra thông tin nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn Công viên quốc gia và lập hồ sơ lưu trữ, nghiên cứu mô phỏng biện pháp bảo tồn hoặc khôi phục di tích xuống cấp.
  • (V) Ban Giáo dục Giải thích: Trung tâm Du khách có dịch vụ trưng bày, giải thích, ấn chế sổ tay giải trình và tuyên truyền bảo tồn sinh thái, thúc đẩy công tác giáo dục môi trường.

Công viên quốc gia là tầng lớp cao nhất tận dụng đất quốc gia, Công viên quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội chính, việc quản lý hoạt động theo tinh thần "bảo vệ tại chỗ", đồng thời vận dụng các thành quả nghiên cứu, bảo tồn để thúc đẩy phát triển giáo dục môi trường, khiến cho Công viên quốc gia sở hữu chức năng bảo tồn sinh thái, giáo dục giải trình và tham quan du lịch vui chơi giải trí.

Biên chế Tổ chức

組織

Dưới Bộ Nội chính có 2 Đơn vị: Sở Cảnh sát và Sở Xây dựng.

Dưới Sở Cảnh sát còn có Đại đội Cảnh sát Công viên Quốc gia và Đội Cảnh sát Công viên Quốc gia, còn dưới Sở Xây dựng thì có Tổ Công viên Quốc gia và Phòng Quản lý Công viên Quốc gia.

Dưới Tổ Công viên Quốc gia của Sở Xây dựng còn có Ban Giải thuyết Bảo tồn, Ban Xây dựng Công trình và Ban Quản lý Kế hoạch, ngoài ra Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Khẩn Đinh, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Ngọc Sơn, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Thái Lỗ Các, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Tuyết Bá, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Kim Môn, Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Đại dương và Phòng Quản lý Công viên Quốc gia Đài Giang cũng thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ Công viên Quốc gia.

Phòng Quản lý Công viên Quốc gia bao gồm Ban Quản lý Kế hoạch, Ban Duy trì Bảo vệ Môi trường, Ban Dịch vụ Tham quan, Ban Nghiên cứu Bảo tồn, Ban Giáo dục Giải thích và các Trạm Quản lý. Đội Cảnh sát Công viên Quốc gia cũng thuộc một trong những thẩm quyền quản lý của Phòng Quản lý Công viên Quốc gia.

Chức năng và mục tiêu

Mục tiêu của Công viên quốc gia đặt ra đó là thông qua việc quản lý hoạt động và biện pháp bảo tồn hữu hiệu, để duy trì bảo vệ môi trường tự nhiên đặc biệt và sinh vật đa dạng của Công viên quốc gia. Vì thế, Đơn vị Quản lý nắm bắt và hiểu được rõ ràng tình trạng và sự thay đổi của môi trường cũng như tính đa dạng sinh vật trong khuôn viên Công viên, ứng phó và xử lý các yếu tố có khả năng uy hiếp sự toàn vẹn của môi trường và tính đa dạng sinh vật trong khuôn viên, đồng thời kiểm tra giám sát và đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động, thực sự rất quan trọng đối với việc đạt mục tiêu thiết lập Công viên quốc gia.

Công viên quốc gia của khu vực Đài Loan được thiết lập theo quy định tại Điều 1, Điều 6 "Luật Công viên Quốc gia", đặc biệt trong Điều 1 có quy định "Để bảo vệ phong cảnh tự nhiên, sinh vật hoa dã và di tích lịch sử đặc hữu của quốc gia, và cung cấp giáo dục, vui chơi và nghiên cứu cho người dân", vì thế 3 mục tiêu lớn chủ yếu của Công viên quốc gia — bảo tồn, giáo dục vui chơi, nghiên cứu, chia ý nghĩa riêng là:

  • (I) Bảo tồn: Lưu giữ bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên, địa chất địa hình, di tích lịch sử nhân văn trong khuôn viên, để cung cấp cho người dân và con cháu hậu thế cùng hưởng thụ, và nâng cao bảo vệ an toàn quốc thổ và nuôi dưỡng thổ nhưỡng sông ngòi, đảm bảo chất lượng môi trường sinh hoạt.
  • (II) Giáo dục vui chơi: Trên cơ sở không vi phạm mục tiêu bảo tồn, chọn lựa khu vực cảnh quan tươi đẹp, đủ để kích hoạt trí thức và vun đắp tình cảm người dân, cung cấp các hoạt động giáo dục về tự nhiên và tham quan du lịch vui chơi giải trí, để bồi dưỡng tinh thần tận hưởng tự nhiên, yêu thương bảo vệ tự nhiên của người dân, từ đó xây dựng luân lý môi trường.
  • (III) Nghiên cứu: Công viên quốc gia có nguồn tài nguyên sinh tái phong phú nhất, giống như Viện bảo tàng tự nhiên ngoài trời, có thể cung cấp nghiên cứu khoa học tự nhiên và giáo dục môi trường, để nâng cao nhận thức của người dân về tài sản tự nhiên và nhân văn.

Vì thế, đối với đặc điểm nguồn tài nguyên tự nhiên và phương thức quản lý, Công viên quốc gia có 4 chức năng:

  • (I) Cung cấp môi trường tự nhiên mang tính bảo vệ.
  • (II) Lưu giữ các loài sinh vật và gen di truyền.
  • (III) Cung cấp người dân tham quan du lịch và phồn vinh kinh tế địa phương.
  • (IV) Xúc tiến nghiên cứu học thuật và giáo dục môi trường.
trở lại