Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Thái Lỗ Các

Điện thoại: (03)8621100-5
Fax: (03)8621083
Địa chỉ: Số 291 Phú Thế, thôn Phú Thế, xã Tú Lâm, huyện Hoa Liên 97253

Trang web Công viên quốc gia Thái Lỗ Các ( liên kết  )

Công viên quốc gia Thái Lỗ Các - Động Cửu Khúc (hình: Chen, Zi-Qin) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Thái Lỗ Các - Động Cửu Khúc
(hình: Chen, Zi-Qin) (Hình ảnh)

 

Công viên quốc gia Thái Lỗ Các với diện tịch 92.000 hecta, là núi vòng 3 mặt, một mặt kề sát với Công viên quốc gia đồi núi Thái Bình Dương, có dòng suối Lập Vụ chảy qua, nối liền một dải núi biển. Non nước liền kề, núi cao vực sâu là nét đặc sắc lớn nhất của địa hình nơi đây, trong khuôn viên có trên 90% đều là đất núi, ngọn núi đoạn Bắc dãy núi Trung Ương kéo dài hàng ngang, quần núi Hợp Hoan, Kỳ Lai màu đen, 3 ngọn núi hàng đầu của dãy núi Trung Ương, núi lớn Nam Hồ một trong năm ngọn núi cao, cùng nhau tạo thành cảnh quan địa lý hoàn chỉnh và độc đáo, ngoài ra địa hình đặc biệt còn có thung lũng, hẻm núi, vực đá, bậc sông trên cao và đồi dốc dòng chảy tròn v.v...

So với các Công viên quốc gia núi cao khác của Đài Loan, Thái Lỗ Các là một Công viên quốc gia dễ gần gũi hơn, leo cao men theo đường quốc lộ trải ngang miền Trung, trong vòng 1 ngày là có thể trải nghiệm khí hậu cận nhiệt đới đến cận hán đới, sự biến hóa 4 mùa xuân hạ thu đông, tùy theo độ cao cách mực nước biển khác nhau, do đó cảnh quan rừng cây lá rộng, rừng cấy lá kim và thực vật hàn nguyên núi cao cũng theo đó thay đổi, các loài động vật như chim ác là Đài Loan, khỉ my hầu Đài Loan cũng khiến cho diện mạo sinh thái nơi đây thêm phong phú.

Ngoài ra, nơi đây còn có di chỉ tiền sử, dấu vết bộ lạc (dân tộc Taroko) và sử tích nhân văn hệ thống đường bộ Cổ Kim, mạng đậm tính nhân văn. Do tính gần gũi cao, nên tài sản nhân văn phong phú, phong cảnh thay đổi đa dạng, cảnh quan dọc đường cũng rất nhiều, đường đi bộ tiện lợi, là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.


Hẻm núi Thái Lỗ Các có nét đẹp cấp thế giới

Vết cắt suối Lập Vụ hình thành hẻm núi Thái Lỗ Các, là bộ lịch sử địa chất khiến con người phải trầm trồ tán thưởng, tiền thân của hẻm núi Thái Lỗ Các là chất trầm tích dưới đáy biển, trải qua quá trình biến chất đùn ép, nhiệt độ tăng cao nhiều lần, hoạt động nâng cao tạo núi, cắt nước sông vào 4 triệu năm trước, mới dần dần hình thành lên. Do bởi đặc tính không dễ nứt vỡ, thăn chắc của đá cẩm thạch, nước sông ăn mòn cắt đứt, dần dần hình thành lên hẻm núi dường như đứng thẳng, tạo cảnh quan hẻm núi cấp thế giới.

Đồi núi trong khuôn viên giao nhau, diện tích của các ngọn núi trên 2000 mét chiếm một nửa toàn khu vực, được liệt kê làm bách nhạc Đài Loan có 27 ngọn núi, trong khuôn viên có núi lớn Nam Hồ, dãy núi Kỳ Lai, quần núi Hợp Hoan, đỉnh núi Trung Ương là nổi tiếng nhất.


Mực nước biển chênh lệch lớn, khí hậu phân bố theo chiều dọc

Thái Lỗ Các non xanh nước biếc, trong khuôn viên có nhiều hẻm núi cao, dễ tạo ra các cảnh quan mây trời như biển mây, khí sương, sương mù, cảnh tuyết, nguồn tài nguyên cảnh quan đặc biệt do tự nhiên ban tặng này, khiến cho Thái Lỗ Các đong đầy cảm giác linh khí và thần bí. Ngoài ra, do núi cao sừng sững, mỗi một ngọn núi đều cso tác dụng cách ly sinh sản, trở thành hòn đảo núi cao độc lập về sinh thái. Địa hình cao thấp chênh lệch khiến cho khí hậu nơi đây phân bố theo chiều dọc từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, nuôi dưỡng rất nhiều loài động thực vật, đặc tính hòn đảo núi cao tạo ra nhiều loài giống đặc hữu đáng quý.

Thảm thực vật đá vôi là đặc biệt nhất

Khu rừng Công viên quốc gia Thái Lỗ Các rậm rạp và hoang sơ, bao gồm sự thay đổi từ bờ biển đến núi cao, với độ cao chênh lệch 3.742 mét. Công viên có, khí hậu, địa hình và quần thể thực vật thay đổi phức tạp, có hơn 1500 loài thực vật phân bố, trở thành môi trường sống quan trọng cho các loài động vật hoang dã. 80% loài chim cư trú, nửa số động vật có vú sống trên cạn, 250 loài bươm bướm, hàng vạn loài côn trùng tại Đài Loan, đều có thể được phát hiện tại đây.

Trong số các loài thực vật, thì loài thực vật sinh sống trong môi trường nham đá vôi là đặc biệt nhất, như mơ trân châu, cây sáng mắt Thái Lỗ Các, hoàng liên gai Thái Lỗ Các, cây bách tròn thanh thủy v.v..., đều là loài đặc hữu chỉ có ở Thái Lỗ Các. Ngoài ra, quần núi lớn Nam Hồ cũng là một trong các khu vực có sinh thái núi cao phong phú nhất tại Đài Loan, hàng năm mùa tuyết hơn 4 tháng, môi trường cao lạnh thích hợp cho động thực vật núi cao sinh tồn, vì thế đã giữ được rất nhiều loài giống đặc hữu và hiếm thấy, thảm thực vật nham đá vôi và thực vật núi cao, có thể nói là nguồn tài nguyên thực vật mang tính đại diện nhất của Công viên quốc gia Thái Lỗ Các.


Diện tích lưu vực suối Lập Vụ chiếm 2/3 khu Công viên

Dòng sông trong khuôn viên Công viên quốc gia Thái Lỗ Các lấy dãy núi Tích Lương làm hướng nhán chính chảy theo phía Đông Tây. Phía Đông là lưu vực suối Lập Vụ, diện tích chiếm 2/3 tổng thể Công viên quốc gia, nguồn đầu từ giữa núi Hợp Hoan và núi Bắc Kỳ Lai, dòng chảy chính xuyên qua giữa Công viên, nhánh dòng chảy hợp lại từ phía Tây và phía Bắc, là dòng sống chủ yếu nhất trong khuôn viên. Phía Tây dãy núi Tích Lương là dòng thượng du suối Đại Giáp và suối Trược Thủy, gồm suối Nam Hồ, suối Nhĩ Vô, suối Bích Lục v.v...


Dân tộc Taroko chuyển vào sinh sống hơn 200 năm

Công viên quốc gia Thái Lỗ Các ấp ủ các di tích lịch sử nhân văn phong phú gồm di chỉ tiền sử, văn hóa dân tộc Taroko và hệ thống đường cổ. Hiện tại trong khuôn viên và xung quanh phát hiện 8 di chỉ tiền sử, trong đó nổi tiếng nhất là "di chỉ Phú Thế", nằm tại cửa suối Lập Vụ, thuộc di tích lịch sử quốc gia cấp 3, tại đây phát hiện có đá đơn đứng thẳng trên mặt đất, là văn hóa giai đoạn cuối thời đại đồ đá mới cách đây 2000 năm. Dân tộc Taroko bản địa tại đây di rời tới đây sinh sống từ thượng du suối Trược Thủy từ hơn 200 năm trước, họ chọn nền đất nhỏ của bụng núi gần lưu vực suối Lập Vụ định cư, hiện tại phát hiện có 79 di chỉ bộ lạc, so với non nước lân cận, người Taroko sinh sống bằng nghề săn bắn, bắt cá, hái lượm và khẩn hoang ruộng núi.

Về đường cổ, đường đi bộ ven vách đá Thanh Thủy từ Nhân Hòa đến Thái Lỗ Các, thời kỳ trước sớm đã có tên là Bắc Lộ, được tu sửa lại vào thời kỳ nhà Thanh, là tiền thân của đường quốc lộ Tô Hoa; Đường cổ Việt Lãnh Hợp Hoan được tu sửa lại từ thời kỳ Nhật trị, lưu giữ "đường cổ vực đá Trùy Lộc" là hoàn chỉnh hơn cả; Trong khuôn viên nổi tiếng nhất là đường quốc lộ bắt ngang miền Trung, quá trình mở đường vô cùng vất vả, mồ hôi nước mắt của từng nhát búa từng nhát rìu mở đường xây dựng, tạo lên đường bộ cảnh quan quốc gia tươi đẹp của phong cảnh này.

Núi có khí phách kiên nghị của núi, sông có ý chí bền vững của sông, cơ duyên đúng lúc của chục triệu năm, khiến cho núi cao sừng sững chọc trời, vách núi thẳng đứng hiểm trở, nước biếc chảy xuyên suốt mới có cơ hội kết hợp tạo nên kỳ quan, mỗi một cảnh đẹp của Thái Lỗ Các, đều là kiệt tác giao thoa phát triển từ thời gian và không gian.

Phụ nữ dân tộc Taroko với tục xăm mặt có tay nghề thêu dệt vải rất tuyệt vời, đàn ông Taroko có kỹ xảo săn bắt cực kỳ tốt, đã ngấm vào máu từ lâu đời. Người Hán tu sửa đường bộ trăm năm nay, để lại dấu vết rìu búa thô sơ, vì sự nỗ lực của họ, đã viết lên từng trang câu chuyện về suối Lập Vụ, cũng khiến cho Công viên quốc gia Thái Lỗ Các với cảnh quan địa chất cấp quốc gia, càng thêm có chiều sâu và đáng quý hơn do thêm vào tình cảm thế giới nhân văn.

 

trở lại