Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Tuyết Bá

Điện thoại: (037) 996100
Fax: (037) 996302
Địa chỉ: Số 100 Thủy Vĩ Bình, thôn Phú Hưng, xã Đại Hồ, huyện Miêu Lật 36443

Trang web Công viên quốc gia Tuyết Bá (liên kết

Công viên quốc gia Tuyết Bá - Tuyến Thánh Lăng ánh hoàng hôn (hình: Lan, Zhen-Dong) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Tuyết Bá
- Tuyến Thánh Lăng ánh hoàng hôn
(hình: Lan, Zhen-Dong) (Hình ảnh)

 

Công viên quốc gia Tuyết Bá có diện tích 76.850 hecta, thành lập vào năm 1992, là một linh địa tươi đẹp núi cao vực sâu, địa thế gập ghềnh, cũng là Công viên quốc gia địa hình núi cao thứ ba của Đài Loan. Trong khuôn viên có 51 ngọn núi cao trên 3.000 mét, trong đó có 19 ngọn núi được liệt kê làm bách nhạc Đài Loan (một trăm ngọn núi khám phá đi bộ leo núi), bao gồm một phần tinh hoa nhất của dãy núi Tuyết Sơn, và lưu vực suối Đại Giáp và suối Đại An, gánh trọng trách bảo vệ các loài giống đặc biệt, khu trữ nước, sinh thái rừng sâu và tính đa dạng sinh vật.

Địa hình trong khuôn viên biến hóa phong phú, như thung lũng Tuyết Sơn, dãy núi Đông Bá, vực Bố Tú Lan, nếp gấp núi Phẩm Điền và đá nhũ v.v..., cảnh đẹp được tạo hóa khiến ta phải suýt xoa tán thán, cộng thêm với địa chất dãy núi Đài Loan là thực vật hiếm có từ trước tới nay, và các loài động vật hy hữu được bảo tồn như cá hồi masu, bướm phượng đuôi rộng Đài Loan, nơi đây đã tăng thêm sức lôi cuốn tươi đẹp bởi sự thần bí của tự nhiên lớn.

Dãy núi nằm ngang, ít tiếp cận, là đặc tính du lịch của Công viên quốc gia Tuyết Bá, cũng vì thế giữ được diện mạo nguyên thủy tự nhiên, ít bị con người can thiệp. Trong khuôn viên có 3 cửa Trung tâm du khách là Vũ Lăng, Quán Vụ và Tuyết Kiến, cung cấp các thông tin du lịch và dịch vụ giải thích, là khởi điểm tốt nhất cho du khách đến tham quan Công viên.


Tuyến Thánh Lăng hơn 10 km trên dãy núi Tuyết Sơn

Dãy núi Tuyết Sơn là dãy núi lớn thứ hai của Đài Loan, nó và dãy núi Trung Ương đều được đùn ép hình thành do hoạt động tạo núi vào 5 triệu năm trước, được cấu thành từ đá trầm trích tích tụ mảnh đất liền Âu Á. Công viên quốc gia Tuyết Bá lấy cảnh quan sinh thái của dãy núi Tuyết Sơn làm trục chính, trong khuôn viên nổi tiếng với dãy núi Tuyết Sơn cao nhất và ngọn núi Đại Bá.

Tuyết Sơn là dãy núi cao thứ hai của Đài Loan, mốc cao 3.886 mét, còn ngọn núi Đại Bá mốc cao 3.492 mét được địa hình núi đặc biệt, nên có tên gọi là kỳ phong thế kỷ. Dãy sườn từ Tuyết Sơn đến ngọn núi Đại Bá kéo dài hơn 10 km, dãy núi gập ghềnh, hiểm trở tráng lệ, có địa chất, phong phú, cảnh quan địa hình đa dạng, giới leo núi gọi nó là "tuyến Thánh Lăng". Tuyến Thánh Lăng và Vũ Lăng Tứ Tú lân cận có khí tượng và cảnh quan thay đổi đa dạng, động thực vật sinh tồn và sinh sôi thịnh vượng, có hệ thống đường đi bộ được quy hoạch hoàn thiện, trở thành tuyến đường du lịch leo núi trải nghiệm tự nhiên và giáo dục môi trường tốt nhất. Cảnh quan địa hình đặc biệt có thung lũng Tuyết Sơn, Thúy Trì, gập khúc núi Phẩm Đức, vực Tố Mật Đa, sông Vũ Lăng, đồi Hoàn Sơn Hoàn Lưu, Khúc Lưu v.v...


Ngọn núi Đại Bá phân nhánh 4 dòng sông

Tuyến Lăng hình chứ nhân của ngọn núi Đại Bá kéo dài về hướng Nam, là đầu nguồn nước chủ yếu của dòng sông trong khuôn viên Công viên quốc gia Tuyết Bá, chia khu vực này thành 4 lưu vực; Phía Đông Bắc là khu trữ nước đầu nguồn sông nước ngọt, có địa hình vực sống thượng du tiêu chuẩn; Phía Đông Nam là lưu vực suối Đại Giáp, nhiều phân nhánh, có suối Thất Gia Loan, suối Tư Giới Lan, suối Chí Lạc và suối Thất Á Tang v.v..., là một trong những vực suối có quy mô lớn nhất của Đài Loan. Còn phía Tây là lưu vực suối Đại An, phạm vi rộng lớn, chiếm nửa diện tích khuôn viên, suối Mã Đạt La, suối Tuyết Sơn, suối Bắc Hanh, suối Nam Hanh, đều là nhánh chảy thượng du của nó, phía Tây Bắc thì thuộc lưu vực thượng du của suối Đầu Tiền. Lượng nước mưa phong phú thu nạp vào trong những dòng sông nhỏ, Công viên quốc gia Tuyết Bá vì thế đã ấp ủ nguồn nước sạch dựa vào đó sinh tồn của Bắc, Trung Đài Loan.


Cá hồi masu bơi lượn trong suối

Địa hình phức tạp và khí hậu đa biến hóa khiến cho sự sống rừng núi nơi đây lúc lên lúc xuống, từ vực sông suối Đại Khê cách mực nước biển 760 mét, đến ngọn núi Tuyết Sơn cách mực nước biển 3.886 mét, địa hình Công viên quốc gia Tuyết Bá chênh lệch độ cao hơn 3.000 mét, vì thế khí hậu phân bố theo chiều dọc từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, khiến cho việc hình thành và hình tượng rừng cây phong phú nhiều biến đổi, ngoài thảm thực vật bờ biển ra, khu vực này còn bao gồm toàn bộ các nhóm thực vật từ mực biển thấp cho đến núi cao. Trong đó, rừng bách tròn Ngọc Sơn diện tích rộng, rừng thông, rừng thuần cây Đài Loan v.v..., đều nổi tiếng là hiếm có và đặc hữu. Thung lũng Tuyết Sơn và khu núi cao lạnh lân cận, cũng đã giữ được hệ sinh thái núi cao hoàn chỉnh. 

Thực vật được quản chế trong khuôn viên có hơn 1.135 loài, như lan một lá Đài Loan, đỉnh tùng, phương tiên hoa, nguyệt quế v.v..., đều là loài đặc hữu quý giá. Do bởi rừng sâu rậm rạp, dãy núi và hệ thống sông ngòi độc lập, trong khuôn viên có các sinh vật phong phú, bao gồm 33 loài động vật có vú, 150 loài chim muông (bao gồm 14 loài đặc hữu), 16 loài cá nước ngọt, và gần trăm loài bươm bướm. Đặc biệt nhất đó là cá hồi masu cấp quốc bảo, nó là sinh vật tiến hóa từ thời kỳ Băng Hà, hiện tại chỉ sinh sống tại suối Thất Gia Loan, số lượng cũng chỉ có vài trăm con, do đó trong khuôn viên đặc biệt thiết lập khu vực bảo tồn nuôi cấy.


Nơi bắt nguồn văn hóa của hai dân tộc Tayal và Sai-siat

Trong khuôn viên, hiện tại đã khong còn người dân tộc bản địa cư trú, nhưng ngọn núi Đại Bá là đường lỗ quan trọng của dân tộc Tayal di chuyển ra ngoài từ khu vực trọng tâm, khiến cho khu vực thượng du hệ thống sông ngòi cạnh ngọn núi Đại Bá trở thành khu vực tụ tập nhóm dân tộc, cũng là nơi khởi phát của Tổ tiên trong truyền thuyết của dân tộc Sai-siat. Người dân tộc Tayal với số người đông hơn sinh sống phân tán tại khu vực cách mực nước biển 1.000 đến 1.500 mét, khí hậu mát mẻ, là sườn đồi và bậc sông thích hợp trồng trọt và săn bắn, có truyền thống xăm mặt đặc sắc trong văn hóa; Tây Lộc nơi dân tộc Tayal phân bố cũng có người dân tộc Sai-siat sinh sống, phân bố ở độ cao 500 đến 1000 mét, người Sai-siat nổi tiếng với tế Thần linh đặc sắc thần bí. 

Ngoài ra, các ngày nay 3500 năm trước, xung quanh khuôn viên có văn hóa gốm đằng văn, có tính đại diện nhất được phân bố ở độ cao chính là di chỉ Thất Gia Loan cách mực nước biển 1.698 mét, và nó cũng chính là di chỉ thời đại đồ đá mới ở mực nước biển cao nhất phát hiện thấy ở Đài Loan. Theo khảo sát, loài người tiền sử đương thời đã biết chế tạo lưới đánh cá, và cá mà họ đánh bắt được có thẻ là loài cá quốc bảo hiện nay – cá hồi masu.

Tuyến Thánh Lăng xếp dựng đứng, khí thế như một vương giả, ngắm nhìn từ xa, lời ca vang vọng từ xa của dân tộc Tayal, truyền đến từ trong làn không khí mỏng manh. Công viên quốc gia Tuyết Bá trên núi cao, cuối năm có nhiệt độ mát mẻ, ngắm sương mù từ phía Tây Bắc, do vị trí địa hình núi cao đặc biệt, sương mù cuối năm uốn quanh, dường như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh đẹp như mơ, còn ngằm nhìn tuyến Thánh Lăng từ xa trên đường rừng núi Lạc sơn, ánh năng rọi chiếu, có thể thấy được đường cong mỹ lệ mềm mại nhất.

Còn Vũ Lăng, mùa xuân với hoa anh đào rừng, hoa mai đua nhau khoe sắc, mùa hè với vai chính là những chú uyên ương, bướm phượng hè, tô điểm cho trời xanh bao la nước trong xanh, mùa thu là thời kỳ sinh sôi của cá hồi masu, loài cá đáng yêu cổ đại này có thân hình thật thà chất phác, đốm sắc vàng đen, bơi lội tung tăng trong dòng suối Thất Gia Loan mát lạnh, ghi chép lại từng li từng tý những sự việc diễn ra từ thời kỳ Bằng Hà cho đến nay, quần núi đồ sộ, địa hình hy hữu, nhóm thực vật phong phú, cá quốc bảo sinh sống, đây là điều đáng quý hiếm có, không thể kể bằng lời của Công viên quốc gia Tuyết Bá.

trở lại