Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Ngọc Sơn Công viên quốc gia

Điện thoại:(049)2773121
Fax:(049)2775466
Địa chỉ: Số 515, đoạn 1, đường Trung Sơn, xã Thủy Lý, huyện Nam Đầu 55344
Trang web Công viên quốc gia Ngọc Sơn

Công viên quốc gia Ngọc Sơn – Cổ bách thường xanh (hình: Li, Mian-Lang) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Ngọc Sơn – Cổ bách thường xanh
(hình: Li, Mian-Lang) (Hình ảnh)

Khu vực này không chỉ có núi cao, mà còn có kết cấu địa tầng cổ kính và địa hình vực sâu, vách đá, hẻm núi hùng vĩ, với điều kiện lượng mưa phong phú, rừng cây rậm rạp, đã trở thành cái nôi của 3 hệ nước lớn Đài Loan. Ngoài ra, sinh thái của Công viên quốc gia Ngọc Sơn, chịu ảnh hưởng của địa thế cực đoan vực thẳm núi cao, tạo thành vành đai nhóm thực vật và môi trường sống của các loài động vật khác nhau theo thiều dọc, bao gồm cả các cảnh quan từ vành đai cận nhiệt đới cho đến vành đai cận hàn đều hiện hữu tại đây, đi một chuyến đến nơi này cũng như đi vào Đài Loan nguyên thủy phiên bản thu nhỏ.

Ngoài ra, khu vực này còn có di tích lịch sử cấp 1— đường cổ Bát Thông Quan, con đường này là cột mốc quan trọng từ thời kỳ Chính phủ nhà Thanh xây dựng Đài Loan từ chỗ tẩy chay tiêu cực chuyển thành khai thác tích cực. Cho tới thời kỳ Nhật trị, mở ra 2 con đường an toàn, là sản vật của chính sách quản lý người dân tộc bản địa Đài Loan của người Nhật Bản, kể về sự tích lịch sử anh hùng dũng cảm kháng chiến chống Nhật 18 năm của tộc người Bunun.

Ngọn núi chính Ngọc Sơn mốc cao 3.952 mét kiêu hãnh trong quần núi đồ sộ

Công viên quốc gia Ngọc Sơn lấy tên là Ngọc Sơn, ngọn núi này nhô lên do sự va chạm giữa mảng đại lục Âu-Á và mảng biển Philippine, dãy núi chính hiện lên hình chữ thập, điểm giao của hình chữ thập chính là ngọn núi chủ ở mốc cao 3.952 mét; Có 30 ngọn núi cao trên 3.000 mét và được liệt kê làm "bách nhạc Đài Loan", trong đó Đông Phong - Ngọc Sơn là ngọn núi đứng đầu trong 10 ngọn núi dốc đứng hiểm trở, núi Tú Cô Loan là ngọn núi cao hàng đầu của dãy núi trung ương, núi Quan Sơn là đỉnh núi cao nhất Đài Nam, núi Tân Khang là hàng bá đạo đệ nhất Đông Đài, những ngọn núi cao này giống như những vì sao xoay quanh mặt trăng, vây quanh và làm nổi bật núi Ngọc Sơn, và còn thể hiện khí thế của Công viên quốc gia hình núi cao.

Còn về địa hình địa chất ngoài núi cao, Công viên quốc gia Ngọc Sơn nằm giữa Đài Loan, còn địa tầng cổ kính nhất Đài Loan thì nằm phía Đông dãy núi trung ương, có khoảng 1 trăm đến 3 trăm triệu năm lịch sử. Tuy nhiên, trong khuôn viên núi Ngọc Sơn do hoạt động tạo núi rất thường xuyên, các tác dụng địa chất đoạn tầng, khớp nối, nếp gấp rất phát triển, nứt vỡ thành rất nhiều vực sâu, vực rạn nứt, địa hình đặc biệt có thể thấy được tại vực sâu lớn của động Kim Môn, nơi đây có hiện tượng sông ngòi ăn mòn mặt đất theo địa hình thay đổi khiến mặt đất lún xuống mãnh liệt và hiện tượng khu sông mực thấp vượt qua đoạt lấy khu sông mực cao ít gặp.

Khí hậu thay đổi theo chiều dọc - Trong khuôn viên có 3 hồ lớn

Công viên quốc gia Ngọc Sơn nằm trên vành đai chính giữa của Đài Loan, cách mực nước biển từ 300 mét của vực suối Laklak cho đến đỉnh núi 3.952 mét của Ngọc Sơn, độ cao chênh lệch 3.600 mét, vì thế thay đổi theo chiều dọc từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, với đặc tính khí hậu hoàn toàn khác nhau. Khu vực cách mực nước biển 3.500 mét trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm là 5°C, kỳ tuyết rơi từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, còn khu vực cách mực nước biển 2.500 mét trở lên, thì nhiệt độ bình quân hàng năm là 10°C.

Về mặt thủy văn, Công viên quốc gia Ngọc Sơn là một khu thu thập nước mưa tốt và rộng lớn, là nguồn chảy của suối Trược Thủy, suối Cao Bình, suối Tú Cô Loan thuộc các con sông lớn của miền Trung, Nam, Đông. Suối trong, núi cao, hồ rộng của người leo núi trong khuôn viên, lượng nước mưa phong phú thấm vào đất trũng, nếu phía dưới đất trũng là tầng nham không thấm nước như tầng đá phiến, sẽ tạo thành núi cao hồ rộng, như hang Đại Thủy, hồ Gia Minh của dãy núi trung ương, Thiên Trì của đường cao tốc bắt ngang phía Nam, đều thuộc dạng này.

Thực vật thuộc ba vành đai nhiệt đới, ôn đới, hàn đới phân vùng sinh trưởng

Dãy núi trong khuôn viên núi Ngọc Sơn cực kỳ gập ghềnh, đầu núi cao sừng sững xuyên vào đám mây, bị vùng đất thấp bốn phía xung quanh cô lập một cách hữu hiệu, thể hiện tác dụng cách ly với mức độ khác nhau, vì thế, tính đa dạng của các giống sinh vật thấp và tỷ lệ các loài đặc hữu cao, là nét đặc sắc lớn của sinh thái núi cao. Cộng thêm mức chênh lệch theo chiều dọc trong khuôn viên cao tới 3.600 mét, các loại rừng điển hình từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới đan xen cố định với nhau, có thể nói là hình ảnh thu nhỏ của sinh thái rừng sâu Đài Loan. Vành đai nhóm thực vật bao gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa ôn đới ấm, rừng lá kim núi ôn đới ấm, rừng lá kim núi ôn đới lạnh, rừng lá kim cận núi cao và hàn nguyên núi cao, diện tích khu vực này tuy chỉ chiếm 3% diện tích Đài Loan, song lại bao gồm hơn nửa số thực vật nguyên sinh, không thể đánh giá thấp chúng.

Không gian sinh sống quý giá của kỳ giông kỷ băng hà

>Khí hậu phân bố theo chiều dọc của núi Ngọc Sơn, khiến cho ngoại hình rừng sâu rất phong phú, thực vật trong vành đai nhóm thực vật khác nhau cạnh tranh, trải qua nhiều giai đoạn chuyển biến, kế tiếp nhau lâu dài, đã cung cấp không gian sinh sống và nguồn tài nguyên thức ăn khác nhau của các loài động vật, khiến cho sinh vật trong khuôn viên có tính đa dạng phi phàm. Khu vực này tổng cộng có khoảng 50 loài động vật có vú, trong đó gấu đen Đài Loan, dê núi bờm dài, hưu nước, sơn khương v.v... đều là những loài thực vật hình dáng lớn đáng quý; Có khoảng 151 loài chim, hầu hết bao gồm các loài chim trong rừng sâu toàn Đài Loan, gồm gà lôi, gà lôi lam mào trắng, là những loài đặc hữu của Đài Loan.

Có 18 loài bò sát, 13 loài lưỡng tính ở tầng thấp nhất của rừng sâu, loài quý hiếm hàng đầu là kỳ giông, thuộc loài cá nhưng lại có chân, đừng coi thường bề ngoài của nó, loài động vật này là họ hàng với kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, xuất hiện trên địa cầu từ thời kỳ địa chất kỷ Jura của 1 triệu 450 nghìn năm trước, là bằng chứng sống chứng minh Đài Loan trải qua kỷ băng hà.

Đường cổ Bát Thông Quan là sử tích nhân văn quan trọng

Khu vực Ngọc Sơn do địa hình núi cao, nhưng khai thác khá sớm, đã phát hiện thấy di chỉ tiền sử đồ đá và đồ sứ gần lưu vực suối Trần Hữu Lan và vùng đất Maravi, Koma của lưu vực suối Laklak, cho thấy khu vực này ít nhất đã có hoạt động của loài người vào 1000 năm trước. Nhóm tộc định cư cận đại hầu hết đều là người tộc Bunun, còn dân tộc Cou với dân số không nhiều thì cư trú tại phía Tây Nam của Ngọc Sơn. Núi Tú Cô Loan và núi Ngọc Sơn là khu vực trọng tâm của Đài Loan, dấu vết của diễn biến lịch sử, cũng phát sinh và lưu truyền tại đây. Năm 1875, Chính quyền nhà Thanh do nhu cầu khai hoang và phòng vệ biên giới, đã mở một "đường giữa" xuyên qua dãy núi trung ương, con đường quan đạo dài khoảng 152 km này, chính là "đường cổ Bát Thông Quan" hiện tại được nhà nước liệt kê làm di tích lịch sử cấp 1. Thời kỳ Nhật trị, để đàn áp người tộc Bunun, người Nhật đã mở "đường vượt ngang Bát Thông Quan", "đường vượt an toàn Quan Sơn", kiến thiết an toàn "quản lý người dân tộc bản địa" ven theo hiện nay, mặc dù không để lại là bao nhiêu, nhưng nó đã vạch ra một đoạn chú thích lịch sử cướp đoạt của thuộc dân và sự phản kháng của người dân tộc bản địa.

Núi có thể cao bao nhiêu, núi cao trong Công viên quốc gia Ngọc Sơn nhất định có thể thỏa mãn sức tưởng tượng của bạn, đỉnh núi chính của Ngọc Sơn với mốc cao 3.952 mét là địa điểm cận kề với bầu trời nhất của Đông Bắc Á, khí hậu thực sự hoàn toàn khác biệt so với vực suối Laklak thấp nhất trong khuôn viên, sự chênh lệch cao, từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới, phân bố theo chiều dọc thành môi trường sinh sản khác biệt, cũng đã tạo nên tính đa dạng của các loài sinh vật và hệ sinh thái nơi đây.

Công viên quốc gia Ngọc Sơn nằm chính giữa Đài Loan, là khu vực mang tính chỉ tiêu khai hoang khai thác của loài người, đường cổ Bát Thông Quan xuyên thông các mỏm núi trước và sau trong khu vực, đường an toàn mở vào thời kỳ Nhật trị dùng để đàn áp người tộc Bunun, đều đã âm thầm ghi dấu những câu chuyện của Tổ tiên trong dãy núi rừng sâu. Vị trí trọng tâm của khu Ngọc Sơn còn có một ý nghĩa quan trọng hơn, lượng nước mưa phong phú bắt nguồn từ khu vực này, sự nuôi dưỡng của núi cao nước tuyết, chảy ra thượng lưu 3 hệ thống sông lớn Trung, Nam, Đông của Đài Loan từ trong khuôn viên núi, sau khi hấp thụ và chảy dạt không ngừng, đã tạo phúc cho vô số người dân Đài Loan, có thể nói là trái tim Đài Loan không hơn không kém.

trở lại