Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Du lịch sáng tạo

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Đảo Vong Ưu Bằng Hồ - Đông Cát Tự

Đông Tự Bình Tự, Tây Tự Bình Tự, Đông Cát Tự, Tây Cát Tự thuộc phía Nam Bằng Hồ được gọi chung là bốn đảo phía Nam Bằng Hồ, Đông Cát Tự nằm ở phía Đông Nam của xã Vọng An, có diện tích 1,7712 km2, cách mặt nước biển khoảng 47 mét. Đông Cát Tự là đảo núi đỉnh bằng phằng có diện tích lớn nhất trong 4 đảo phía Nam, thuộc địa thế yên ngựa, hai đầu Nam Bắc cao, phần giữa thấp, nơi thấp ở giữa là khu tập trung thôn làng chủ yếu, vị trí thôn làng hiện tại là đáy biển trước đây, do đất liên nâng cao dần, cho nên người dân cũng dần cư trú cạnh bến cảng hiện nay, phần dốc tập trung tại hai phía Nam Bắc. Do vị trí đảo gần sát Đài Loan (Đài Nam), hành trình chỉ khoảng 2 tiếng 30 phút, trước đây việc đánh bắt cá trên đảo đa số vận chuyển tiêu thụ tại Đài Nam, đồ dùng sinh hoạt thường nhật trên đảo cũng thu mua từ Đài Nam.

Do tiếp xúc văn hóa Phủ Thành trong thời gian dài, phụ nữ trên đảo mặc váy, thoa phấn, trang điểm thời trang hơn phụ nữ Bằng Hồ, cho nên Bằng Hồ có một câu tục ngữ "phụ nữ Đông Cát, đàn ông Tây Cát", nói rõ hình ảnh phong phú của Đông Cát Tự thời bấy giờ.

Nền tảng bị nước biển xói mòn

Bờ biển hai đầu Nam Bắc của Đông Cát Tự đa số là địa hình vực biển và bãi sỏi đá bazan, nhìn về phía dưới ngọn hải đăng Đông Cát, do nơi đây bị nước biển xói mòn trong thời gian dài, vực biển liền kề hiện lên đường cong hình cung rất có hồn, chỗ địa chất tơi xốp do đá rơi rớt hình thành hang bị nước biển xói mòn.

Đi vòng về Đông Bắc Giác theo hướng kim đồng hồ, là có thể thấy được nền tảng bị nước biển xói mòn có diện tích lớn nhất trên Đông Cát Tự, người địa phương gọi là "Đại Bình". Khi nước biển rút xuống, nền tảng bị nước biển xói mòn nhô lên mặt biển, trên nền tảng có thể phát hiện thấy sinh vật khu liên triều như ốc sò với số lượng lớn.

Núi Hổ Đầu

Phía Nam bến tàu Đông Cát Tự, có thể chèo lên núi Hổ Đầu với mốc cao 34 mét, từ trên biển nhìn ra xa, địa thế núi giống như một con hổ nhỏ ngồi trên thân của con hổ lớn, vì thế mà có tên núi Hổ Đầu. Tầng mặt cắt tầng nham dưới núi Hổ Đầu có thể thấy rõ ràng, theo thứ tự từ trên xuống dưới là đá bazan hình cột, lớp sa thạch và lớp đá bazan hình cột của đá gabro. Đứng trên núi Hổ Đầu, đá bazan hình cột đan xen với đá trầm tích hình thành nên cảnh quan vực biển phía Nam thu gọn vào tầm mắt, tác dụng phong hóa tầng trên đá bazan khá mạnh, vì thế màu sắc tương đối hơi vàng, phần kéo dài của vực biển là một phần nền tảng bị nước biển xói mòn.

Trên đường leo lên núi Hổ Đầu, có thể thấy được lượng lớn keo dậu, ngoài ra còn có rất nhiều loài thực vật như bông ổi, cỏ tranh v.v..., và loài đặc hữu Đài Loan – quyết minh Bằng Hồ.

Di chỉ quân Nhật

Phía Đông Bắc của Đông Cát Tự có một di chỉ phóng xá pháo binh do quân Nhật xây dựng khi đổ bộ lên bờ vào thời kỳ Nhật cai trị, người địa phương gọi đó là "binh thố". Từ những kiến trúc còn sót lại ngày nay như chiến hào phòng không chống công kích, hang phòng không được đào theo địa hình, bục ngắm xa quân sự và ký túc xá bằng gỗ, có thể khám phá được sự phồn thịnh lúc bấy giờ.

Miếu Thần Thổ Địa

Miếu Thần Thổ Địa ở phía Bắc hòn đảo ngồi Bắc hướng Nam, chia Bắc nam với miếu Hoa Nương bên cạnh bến tàu, dùng để trấn thủ sát khí phái Bắc, tránh tà phù hộ cho thôn làng, cảnh quan bờ biển bên cạnh miếu Thần Thổ Địa có thể thấy địa chất tạo bởi đá sỏi góc núi lửa và Đầu Cân (khăn vấn đầu) và Thiết Châm (đe sắt) nhìn từ xa.

Ngọn hải đăng Đông Cát

Ngọn hải đăng Đông Cát được xây dựng phía trên rạn nhọn của phía Bắc Đông Cát Tự, mốc cao 47 mét, cũng là điểm cao nhất của toàn hòn đảo, là chỉ tiêu chủ yếu của rãnh nước đen cho tàu đi qua. Cuối đời nà Minh, đầu thời nhà Thanh, Đài Loan và Hạ Môn – Phúc Kiến qua lại thường xuyên, theo kinh nghiệm hàng hải của người xưa, thuyền bè xuất phát từ Đại Lục về hướng Đông, phải định vị theo thứ tự bằng mắt rãnh nước đỏ và rãnh nước đen, và đi qua Tây Tự và Hoa Tự mới có thể đến Đông Cát Tự bình an.

Những sự kiện tàu thuyền gặp nạn ở khu vực biển Vọng An thời kỳ đầu, địa điểm hầu như đều nằm xung quanh Đông Cát Tự, do sự kiện tàu thuyền gặp nạ phát sinh thường xuyên, khiến cho không ít thuyền viên và ngư dân nghe mà hoảng sợ. Do đó, người Nhật Bản đã xây ngọn hải đăng vào năm Minh Trị thứ 44 (tức năm 1911), hy vọng có thể cải thiện tình hình an toàn của các chuyến tàu tại khu vực biển địa phương. Thân tháp của ngọn hải đăng Đông Cát Tự ban đầu là tháp sắt hình ống tròn. Nhưng sau khi mở đèn tuyến đường của rãnh nước đen vẫn không hề được cải thiện. Để tăng cường chức năng bảo vệ của ngọn hải đăng, trải qua nhiều lần thay đổi thiết bị, tu sửa cơ sở hạ tầng, nó vẫn tiếp tục phát sáng chỉ đường cho các chuyến tàu qua lại.

Núi Bát Quái và Con mắt Đông Cát

Núi Bát Quái nằm ở phía Bắc của bến tàu Đông Cát Tự, tầng đá là đá bazan dài hẹp, bên trái có một đá hình tròn, cư dân địa phương cho là nó giống như con "mắt", vì thế gọi tên là "Con mắt Đông Cát". Con mắt Đông Cát thuộc mặt cắt hình tròn của đá grabo hình ống tròn, đá màu đen xung quanh nhó là đá bazan tính kiềm, xếp với nhau theo hai loại đá, so sánh màu sắc làm nổi bật mặt cắt hình tròn này, giống như con mắt nhìn về thôn làng, bảo vệ cho từng người dân trên đảo.

Bãi cát phía trước núi Bát Quái được hình thành bởi san hô và tầng vỏ sò vụn, kéo dài trên 100 mét, khi thủy triều rút xuống, có thể ung dung tản bộ trên bãi cát nông này. Mỗi khi vào thời khắc mặt trời mọc hoặc hoàng hôn, mặt biển lăn tăn ánh sóng lấp lánh đẹp như mơ, bóng mây ánh sáng bầu trời thay đổi trong nháy mắt khiến con người chìm đắm trong men say.

Dưới núi Bát Quái có một nền tảng bị nước biển xói mòn, thay đổi theo dòng thủy triều nâng lên hạ xuống, mỗi lần thủy triều rút xuống đều sẽ phát hiện thấy rất nhiều sinh vật khu liên triều, giống như mở nắp hộp báu phát hiện thấy đầy ắp những điều kỳ diệu.

Thôn làng Đông Cát Tự

Đa số các kiến trúc thôn làng Đông Cát Tự đều ở tư thế tựa lưng vào núi quay mặt ra biển, phân bố ở phần đất tương đối trũng gần cảng khẩu, đường đi phát triển xây dựng ven theo nhà ở, thôn làng, ngõ hẻm, con đường tắt giao nhau xuyên qua trong thôn làng, ngoài ra do tín ngưỡng dần tạo ra không gian công cộng đền miếu và cơ sở hạ tầng xung quanh, bao gồm cung Khởi Minh và quảng trường Miếu Tiền, cung Đông, cung Phu Nhân v.v..., là 3 phạm vi không gian tín ngưỡng chính trên đảo.

Do bởi địa lợi ưu việt, cộng thêm với kề sát Đài Nam, Đông Cát Tự từ xưa đã là trạm trung chuyển thương mại hàng hải giữa Đài Loan và Bằng Hồ, cư dân từng có đến trăm người, do tiếp xúc với bên ngoài thời gian dài, cộng thêm cuộc sống no đủ, Đông Cát tự cũng đã xuất hiện rất nhiều kiến trúc phương Tây, đã hòa quện nhà cổ truyền thống của Bằng Hồ, cộng thêm tòa nhà kiểu phương Tây và thiết kế bắt chước Baroque của Đài Nam thời kỳ Nhật cai trị. Tuy hiện nay cư dân Đông Cát Tự di chuyển ra tỉnh ngoài, nhưng những ngôi nhà cổ thời kỳ phồn hoa xa xưa vẫn để lại được nét đẹp khác lạ.

 

Nền tảng bị nước biển xói mòn (Hình ảnh)
Nền tảng bị nước biển xói mòn (Hình ảnh)
Nền tảng bị nước biển xói mòn (Hình ảnh)
Di chỉ quân Nhật (Hình ảnh)
trở lại