Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Du lịch sáng tạo

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Đảo Vong Ưu Bằng Hồ - Tây Tự Bình Tự

Tây Tự Bình Tự nằm tại phía Tây Bắc của Đông Tự Bình Tự trong bốn đảo phía Nam Bằng Hồ, có diện tích khoảng 0,3477 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển 42 mét, địa hình đỉnh núi phẳng hình tứ giác, do không thể xây dựng cảng khẩu, chỉ có một bến tàu đặt tại phía Đông Nam của đảo. Do bởi địa hình khiến cho kiến trúc thôn làng không thể tập trung tại cảng khẩu, vì thế chọn nơi bằng phẳng trên đỉnh đồi để định cư phát triển, thôn làng nằm trên nền tảng giữa đảo, hình thành một nét đặc sắc nhân văn và cảnh quan đặt biệt khác lạ.

Địa thế của Tây Tự Bình Tự hơi cao về phía Đông Nam, bốn phía đa số là vực do nước biển ăn mòn và bãi sỏi, đi thuyền trên biển có thể ngắm rõ cảnh quan vực biển bốn phía bao quanh. Trên đảo không có vật che cao lớn, ngẩng đầu là có thể thấy được ngay cả một bầu trời xanh thênh thang, thỉnh thoảng lại thấy đàn chim di cư bay lượn trên không trung, không khí nơi đây thật nhàn nhã.

Vực biển và rãnh bị nước biển xói mòn

Bờ biển Đông Nam của Tây Tự Bình Tự rộng rãi và địa hình vực biển đứng cao sừng sững thấy được rõ ràng, bờ biển phía Nam có cột bị nước biển xói mòn treo lơ lửng trên biển. Nếu chuyến đi từ Nam sang Đông, có thể thấy được phần mềm xốp của địa chất vực biển bị xói mòn, hình thành cảnh quan địa chất của rãnh bị nước biển xói mòn. Bờ biển phía Đông là địa hình bãi sỏi đá bazan, cát sỏi do địa chất tương đối thô, cảm giác sờ vào tương đối thô ráp, nhưng sau khi bị nước biến xối dội, bề mặt ngược lại trở nên nhẵn bóng. Bên cạnh bãi cát sỏi là đồi dốc đá vụn hình thành bởi đá bazan bị ảnh hưởng phong hóa và sự sụt lở của nó, đá bazan ở phía này đa số có hình nghiêng đổ, màu sắc tô điểm ở đây thật kỳ diệu, đá bazan đen bóng, trời xanh mây trắng, và thảm thực vật xanh mướt, khiến cảm quan nét đẹp cân bằng chứ không mâu thuẫn.

Miếu Hoa Nương

Cư dân tại Tây Tự Bình Tự đa số đã di chuyển ra tỉnh ngoài, đa số nhà dân do trải qua nhiều năm không tu sửa mà bị hư hỏng, Trung tâm tín ngưỡng của thôn làng - Miếu Hoa Nương là kiến trúc được lưu giữ hoàn chỉnh nhất. Miếu Hoa Nương chủ yếu cúng dường Chủ Thần Vũ Soái, Mazu, Tam Thái Tử, Tướng quân Trần, quy mô và ngoại hình so với các đình miếu trên hòn đảo khác rõ ràng không đẹp bằng, nhưng từ thiết kế lư hương và kiến trúc đình miếu, vẫn có thể hồi tưởng được nét huy hoàng trước đây khi mới được xây dựng.

Con đường đi từ bến tàu đến thông làng trong đất liền của thôn làng và nhà vườn, là một "dốc hảo hán" dài khoảng 50 mét, trải qua thử thách dốc nghiêng, là có thể nhìn thấy những ngôi nhà cổ truyền thống Bằng Hồ được hình thành bởi chồng chéo của đá rạn san hô, đá bazan, do bởi trên đảo không có thung lũng núi tránh gió, vì thế đa số thôn làng xây dựng ở phần nền đất thấp trũng. Cư dân Tây Tự Bình Tự hầu như di cư ra tỉnh ngoài, nhà cổ đa số bị bỏ hoang hoặc bị hư hỏng, số ít vẫn giữ được hoàn chỉnh, là do thành quả của người dân hàng năm về quê dọn dẹp sửa sang định kỳ để có chỗ tạm trú mỗi khi về quê tham gia mở hội đền.

Nhà vườn phân tán bên cạnh thôn làng, lấy đá rạn san hô làm vật liệu theo truyền thống, và được xây dựng theo hướng của nhà ở. Rất nhiều nhà vườn cũng bị sụp đổ do không được tu sửa bởi dân số di chuyển ra tỉnh ngoài, chỉ có cực ít nhà vườn được giữ được nguyên vẹn, không hể lay động mà tiếp tục được sử dụng, còn thiết lập "Thạch Bài Tổ" dùng để phục vụ cho tín ngưỡng đặc biệt cúng tế nhà vườn.

Miếu Thần Thổ Địa

Miếu Thần Thổ Địa ở phía Bắc hòn đảo ngồi Bắc hướng Nam, chia Bắc nam với miếu Hoa Nương bên cạnh bến tàu, dùng để trấn thủ sát khí phái Bắc, tránh tà phù hộ cho thôn làng, cảnh quan bờ biển bên cạnh miếu Thần Thổ Địa có thể thấy địa chất tạo bởi đá sỏi góc núi lửa và Đầu Cân (khăn vấn đầu) và Thiết Châm (đe sắt) nhìn từ xa.

Bãi cát sỏi Hậu Sơn

Thôn làng Tây Tự Bình Tự tập trung tại cực Nam, cực Bắc tương đối ít, vì thế cảnh quan địa hình địa chất phong phú đa dạng hơn so với cực Nam, có thể thấy bờ biển hình thành từ bãi cát sỏi lớn. Bên trái bãi cát sỏi có thể thấy được một cái "Thiết Châm nhỏ", nhìn từ xa có thể thấy Đầu Cân, khiến người ta tưởng nhầm là đe sắt "chuyển" lên đất liền, hình thành hình ảnh vô cùng thú vị. Thiết Châm nhỏ chỉ dùng để xưng hô, và chưa liệt kê vào số 90 hòn đảo của Bằng Hồ, chủ yếu là do hình thù của nó giống Thiết Châm (đe sắt), nhưng bề ngoài, kích cỡ và độ rộng đều chưa đạt đến tiêu chuẩn Thiết Châm. Đứng trên bãi cát sỏi, ngoài việc có thể ngắm Thiết Châm nhỏ ra, nhìn về mặt biển bên phải còn có thể đồng thời ngắm nhìn Thiết Châm thực tế, hình thành hình ảnh cảnh quan vô cùng hiếm thấy.

Sau khi ngắm phong cảnh bên trái trên bãi cát sỏi, hướng về bên phải có một con đường có thể men theo bờ biển tiến lên, trên đường có cảnh quan đá bazan sừng sững và rộng lớn, cảnh quan đá bazan này là đá bazan hình cột, đá bazan phía trên d bị phong hóa nghiêm trọng mà xếp thành dạng nứt vỡ.

Số ít vẫn lưu giữ được thôn làng và nhà vườn (Hình ảnh)
Số ít vẫn lưu giữ được thôn làng và nhà vườn (Hình ảnh)
bãi cát sỏi Hậu Sơn (Hình ảnh) một cách hoàn chỉnh
bãi cát sỏi Hậu Sơn (Hình ảnh) một cách hoàn chỉnh
trở lại